Bán nợ cho VAMC:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM

2.3. Thực trạng nợ xấu của cácNHTM từ năm 2008-2013

2.3.2.4 Bán nợ cho VAMC:

Tính đến ngày 1-9-2014, VAMC đã mua được 3,591 khoản nợ, tương ứng với 59.511 tỉ đồng dư nợ gốc nội bảng, với giá mua là 49,378 tỉ đồng, của 35 tổ chức tín dụng, trong đó có cả những ngân hàng không thuộc diện phải bán nợ xấu.

Trong số nợ này, VAMC đã thực hiện phân loại 145 khoản nợ với tổng dư nợ là 14,785 tỉ đồng, đồng thời đang thực hiện cơ cấu lại nợ cho 123 cho khách hàng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, với tổng dư nợ gốc là 9,685 tỉ

đồng. Mức lãi suất điều chỉnh của khoản nợ sau khi được cơ cấu lại ở thời điểm hiện tại là 10.7%/năm.

Một số khoản nợ được VAMC và tổ chức tín dụng phân tích, đánh giá phương án, dự án có tính khả thi của doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC, để xem xét cho doanh nghiệp vay tiếp tục triển khai dự án dở dang. Các đơn vị này (VAMC và các tổ chức tín dụng) đã ký hạn mức cho vay hàng ngàn tỉ đồng và giải ngân được 450 tỉ đồng, đồng thời xem xét và ủy quyền cho tổ chức tín dụng miễn giảm lãi hàng trăm tỉ đồng cho khách hàng.

Công ty VAMC cũng đã thu hồi và phát mại được khoảng 1,400 tỉ đồng trong số gần 60,000 tỉ đồng nợ xấu đã mua về. Sau khi phân lại các khoản nợ và tài sản đảm bảo, VAMC đã phối hợp với tổ chức tín dụng để tiến hành phát mại tài sản đối với những khách hàng khơng có khả năng phục hồi. Trường hợp tổ chức tín dụng xét thấy tự xử lý được thì VAMC ủy quyền thực hiện, nếu khó khăn trong việc phát mại thì VAMC sẽ trực tiếp xử lý. Con số nợ VAMC phát mại tài sản thông qua đấu giá hiện gần 400 tỉ đồng.

Công ty cũng đã thu giữ tài sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng… trị giá trên 300 tỉ đồng và đang triển khai tiếp với nhiều khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh sau khi thống nhất cho khách hàng tự xử lý. Lưu ý rằng tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm tới 60-70% tổng số tài sản đảm bảo các khoản nợ VAMC đã mua.

Việc khởi kiện và ủy quyền khởi kiện cịn rắc rối. Theo qui định hiện nay thì pháp nhân khơng được ủy quyền cho pháp nhân khởi kiện, chỉ được ủy quyền cho cá nhân khởi kiện tại tịa. Thêm vào đó, tịa án vẫn khơng cho phép VAMC được kế thừa việc tổ chức tín dụng đã khởi kiện trước khi bán nợ. Vì thế, để khắc phục khó khăn, VAMC đã trực tiếp khởi kiện gần 200 khách hàng tại tịa, sau đó ủy quyền cho tổ chức tín dụng “theo kiện đến cùng”.

Như vậy, qua tiêu chí thành lập và thực tế hoạt động, những khoản nợ xấu được VAMC thực sự xử lý chỉ bao gồm 1,400 tỷ nợ xấu thu hồi và phát mãi, một

con số không đáng kể. Phần còn lại chủ yếu chỉ là cơ cấu lại, hợp với Ngân hàng tiếp tục giải ngân. Do đó, về mặt bản chất, VAMC chỉ là một kênh giúp các Ngân hàng thương mại loại bỏ nợ xấu trên sổ sách kế toán bằng việc chấp nhận “trả góp” 20% tổng giá trị nợ mỗi năm trong vịng 5 năm. Đồng thời, có thể vay tái cấp vốn đối với trái phiếu mà VAMC phát hành. Điều này trước mắt sẽ có lợi cho các ngân hàng khi giảm được tỷ trọng nợ xấu theo sổ sách mà vẫn được cung ứng vốn. Nhưng, về mặt bản chất, đây chỉ là việc gia hạn nợ vay theo 1 cơ chế đặc biệt mà Ngân hàng vẫn phải là người cuối cùng xử lý bằng viêc phải trích dự phịng 20% mỗi năm. Phần nợ xấu sẽ luôn là nợ xấu nếu không được xử lý. Đến một thời điểm nhất định, khi lợi nhuận Ngân hàng không đủ để đáp ứng phần “trả góp” cho VAMC, hoạt động mua bán nợ tất yếu sẽ dừng lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 60)