CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM
2.3. Thực trạng nợ xấu của cácNHTM từ năm 2008-2013
2.3.2.2 Tăng trưởng dư nợ ròng để giảmtỷ lệ nợ xấu:
Từ năm 2008 đến nay, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại và đã bộc lộ những dấu hiệu khó khăn về tài chính và doanh nghiệp. Một vài phân khúc của khu vực doanh nghiệp có kết quả kinh doanh nghèo nàn, gặp khó khăn về tài chính và đã ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ thông ngân hàng. Lãi suất vay ln ở mức cao (Có thời điểm lên đến 24% trong năm 2008 và ngân hàng nhà nước phải can thiệp bằng quy định trần lãi suất cho vay) làm xói mịn vốn của doanh nghiệp. Trong tình huống khó khăn của nền kinh tế như vậy, chưa kể đến thị trường bất động sản đóng băng gây khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo, áp lực chạy đưa tăng lãi suất tiền gửi gây ra bởi các Ngân hàng có dấu hiệu về thanh khoản mà đi đầu là SCB.Trong tình huống này, lẽ ra các Ngân hàng cần phải cẩn trọng hơn trong việc cấp tín dụng thì ngày trong 3 năm 2008-2009-2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn duy trì ở mức cao trên dưới 30%, và chỉ giảm lại mức 14.4% trong năm 2011 trước khi xuống còn 1 con số 8.91%/năm. Riêng năm 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày 12/12/2013 mới chỉ đạt 8.83% thì đến 31/12/2013, chỉ trong vong 20 ngày, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng mạnh lên mức 12.51% (Tăng thêm 3.68% tương đương 94,732 tỷ đồng). Như vậy, có lẽ mục tiêu tăng trưởng bền vững vì lợi nhuận được xem nhẹ hơn việc bằng mọi giá phải tăng trưởng dư nợ ròng để giảm tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu là một phân số mà tử số là con số nợ xấu tuyệt đối, mẫu số là tổng dư nợ. Nếu khơng thể giảm tử số được thì chỉ có thể tăng mẫu số để giảm tỷ lệ xuống. Một bài tồn cơ bản nhưng rủi ro mà nó gây ra cho từng Ngân hàng nói riêng và cả hệ thống nói chung là vơ cùng lớn khi mà việc tăng trưởng tín dụng một cách vội vã vơ hình trung lại làm phát sinh những khoản nợ xấu mới, đưa Ngân hàng lún sâu vào tình trạng nợ xấu nặng nề hơn.
Theo ơng Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong 3 năm 2011-2013, nếu xét về con số tuyệt đối thì hệ thống ngân hàng đã xử lý được 249,000 tỷ đồng nợ xấu; trong đó, xử lý qua bán cho Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) 86,000 tỷ đồng và phần còn lại 163,000 tỷ đồng nợ xấu từ nguồn trích lập dự phịng rủi ro của các tổ chức tín dụng.
Từ đầu năm 2014 đến hết tháng 7/2014, các tổ chức tín dụng đã trích lập được thêm 78,000 tỷ đồng và nguồn này sẽ được sử dụng để tiếp tục xử lý nợ xấu vào cuối năm.
Tính đến 30/06/2014, tổng tài sản hệ thống ngân hàng đạt 5,961,844 tỷ đồng, Chỉ số lợi nhuận so với tổng tài sản (ROA) toàn hệ thống đạt 0.17%.Như vậy, lợi nhuận hệ thống Ngân hàng đạt hơn 10,000 tỷ đồng. Theo đó, trước khi trích lập dự phịng, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của tồn hệ thống Ngân hàng là 88,000 tỷ đồng tức là hơn 88% lợi nhuận của Ngân hàng đã phải được sử dụng để trích lập dự phịng.
Trích lập dự phịng, tuy khơng phải là việc đưa tiền mặt ra giải quyết nợ xấu, tuy nhiên, việc ghi nhận giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh phần nào cho thấy tính thiết thực của nó trong việc xử lý nợ xấu. Vấn đề cốt lõi ở đây là liệu lợi nhuận của các Ngân hàng trong hiện tại và tương lai có đủ để trích lập dự phịng giải quyết nợ xấu khi mà tình hình kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng chưa có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng.
2.3.2.4 Bán nợ cho VAMC:
Tính đến ngày 1-9-2014, VAMC đã mua được 3,591 khoản nợ, tương ứng với 59.511 tỉ đồng dư nợ gốc nội bảng, với giá mua là 49,378 tỉ đồng, của 35 tổ chức tín dụng, trong đó có cả những ngân hàng không thuộc diện phải bán nợ xấu.
Trong số nợ này, VAMC đã thực hiện phân loại 145 khoản nợ với tổng dư nợ là 14,785 tỉ đồng, đồng thời đang thực hiện cơ cấu lại nợ cho 123 cho khách hàng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, với tổng dư nợ gốc là 9,685 tỉ
đồng. Mức lãi suất điều chỉnh của khoản nợ sau khi được cơ cấu lại ở thời điểm hiện tại là 10.7%/năm.
Một số khoản nợ được VAMC và tổ chức tín dụng phân tích, đánh giá phương án, dự án có tính khả thi của doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC, để xem xét cho doanh nghiệp vay tiếp tục triển khai dự án dở dang. Các đơn vị này (VAMC và các tổ chức tín dụng) đã ký hạn mức cho vay hàng ngàn tỉ đồng và giải ngân được 450 tỉ đồng, đồng thời xem xét và ủy quyền cho tổ chức tín dụng miễn giảm lãi hàng trăm tỉ đồng cho khách hàng.
Công ty VAMC cũng đã thu hồi và phát mại được khoảng 1,400 tỉ đồng trong số gần 60,000 tỉ đồng nợ xấu đã mua về. Sau khi phân lại các khoản nợ và tài sản đảm bảo, VAMC đã phối hợp với tổ chức tín dụng để tiến hành phát mại tài sản đối với những khách hàng khơng có khả năng phục hồi. Trường hợp tổ chức tín dụng xét thấy tự xử lý được thì VAMC ủy quyền thực hiện, nếu khó khăn trong việc phát mại thì VAMC sẽ trực tiếp xử lý. Con số nợ VAMC phát mại tài sản thông qua đấu giá hiện gần 400 tỉ đồng.
Công ty cũng đã thu giữ tài sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng… trị giá trên 300 tỉ đồng và đang triển khai tiếp với nhiều khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh sau khi thống nhất cho khách hàng tự xử lý. Lưu ý rằng tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm tới 60-70% tổng số tài sản đảm bảo các khoản nợ VAMC đã mua.
Việc khởi kiện và ủy quyền khởi kiện cịn rắc rối. Theo qui định hiện nay thì pháp nhân khơng được ủy quyền cho pháp nhân khởi kiện, chỉ được ủy quyền cho cá nhân khởi kiện tại tịa. Thêm vào đó, tịa án vẫn khơng cho phép VAMC được kế thừa việc tổ chức tín dụng đã khởi kiện trước khi bán nợ. Vì thế, để khắc phục khó khăn, VAMC đã trực tiếp khởi kiện gần 200 khách hàng tại tịa, sau đó ủy quyền cho tổ chức tín dụng “theo kiện đến cùng”.
Như vậy, qua tiêu chí thành lập và thực tế hoạt động, những khoản nợ xấu được VAMC thực sự xử lý chỉ bao gồm 1,400 tỷ nợ xấu thu hồi và phát mãi, một
con số không đáng kể. Phần còn lại chủ yếu chỉ là cơ cấu lại, hợp với Ngân hàng tiếp tục giải ngân. Do đó, về mặt bản chất, VAMC chỉ là một kênh giúp các Ngân hàng thương mại loại bỏ nợ xấu trên sổ sách kế tốn bằng việc chấp nhận “trả góp” 20% tổng giá trị nợ mỗi năm trong vòng 5 năm. Đồng thời, có thể vay tái cấp vốn đối với trái phiếu mà VAMC phát hành. Điều này trước mắt sẽ có lợi cho các ngân hàng khi giảm được tỷ trọng nợ xấu theo sổ sách mà vẫn được cung ứng vốn. Nhưng, về mặt bản chất, đây chỉ là việc gia hạn nợ vay theo 1 cơ chế đặc biệt mà Ngân hàng vẫn phải là người cuối cùng xử lý bằng viêc phải trích dự phịng 20% mỗi năm. Phần nợ xấu sẽ luôn là nợ xấu nếu không được xử lý. Đến một thời điểm nhất định, khi lợi nhuận Ngân hàng không đủ để đáp ứng phần “trả góp” cho VAMC, hoạt động mua bán nợ tất yếu sẽ dừng lại.
2.3.2.5 Hiệu quả của việc hạn chế nợ xấu tại NHTM:
Có thể thấy, tình hình hạn chế nợ xấu của các Ngân hàng vẫn rất khó khăn. Điều này có thể thấy rõ qua việc chỉ tiêu nợ xấu không giảm mà vẫn tăng, tỷ lệ nợ xấu tính đến tháng 07/2014 đạt mức 4.11%. Đáng chú ý là chỉ tiêu nợ có khả năng mất vốn của các NHTM tăng mạnh và ở mức cao. Đứng đầu về nợ có khả năng mất vốn ở thời điểm này là Vietcombank với 4,765 tỷ đồng, tăng 70% so với cách đây 6 tháng và chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu. Tiếp đến là Vietinbank với 3,172 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn, tăng 40% so với đầu năm. Tổng nợ xấu của Vietinbank tăng 2.5 lần, từ 3,770 tỷ đồng cuối 2013 lên hơn 9,500 tỷ đồng hiện tại và dẫn đầu hệ thống các ngân hàng đã công bố báo cáo cho đến thời điểm này.Eximbank trong khi đó ghi nhận gần 62% nợ xấu là có khả năng mất vốn với con số tuyệt đối gần 1,460 tỷ đồng.Ngân hàng Quân đội có nợ nhóm 5 xấp xỉ 1,000 tỷ đồng và chiếm 34% trong tổng nợ xấu. Nợ nhóm 3 đến nhóm 5 ở nhà băng này cũng đã vượt ngưỡng mà Ngân hàng Nhà nước xưa nay vẫn cho là an tồn ở 3%.Nợ có khả năng mất vốn ở ngân hàng ACB chiếm gần 60% tổng nợ xấu và tăng 23% sau 6 tháng đầu năm.
Đối với các Ngân hàng tái cơ cấu, tình hình hạn chế nợ xấu cũng khơng được khả quan. Điển hình là trường hợp SCB. Sau 2 năm tái cơ cấu Ngân hàng hợp nhất SCB từ 3 ngân hàng SCB – Việt Nam Tín Nghĩa – Đệ Nhất, trên báo cáo cơng bố đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ mức trên 7% xuống còn 1.63% (Dư nợ vay 31/12/2013 đạt 80,003 tỷ đồng), vốn điều lệ sau hợp nhất là 13,112 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 42.5 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn vào chỉ tiêu lãi phải thu trên bảng cân đối kế tốn, ta thấy SCB có khoản lãi dự thu (Đã hạch toán ghi vào lợi nhuận nhưng vẫn chưa thu được) là 32,577 tỷ đồng, chiếm 40% tổng dư nợ, có thể nghi ngờ rằng tỷ lệ nợ xấu có thể vượt tỷ trọng 70% tổng dư nợ. Như vậy, chưa kể các khoản nợ gốc có thu hồi được hay khơng, chỉ tính riêng phần lãi dự thu nếu khơng thể thu hồi, nếu trích lập dự phịng cho phần lãi này, SCB sẽ âm cả vốn chủ sở hữu đến mức nghiêm trọng gần 20,000 tỷ đồng.
Hoặc như trường hợp của Habubank sau khi được sáp nhập vào SHB thì tính đến 31/12/2013, con số nợ xấu tuyệt đối vẫn là 3,102 tỷ đồng (Đã loại trừ khoản nợ chờ xử lý Vinashin 1,228 tỷ đồng), cao hơn phần nợ xấu Habubank theo báo cáo tài chính 31/12/2011 (Trước khi sáp nhập là gần 1,000 tỷ)
Như vậy, có thể thấy thực trạng của việc hạn chế và xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2008 đến nay là hoàn tồn khơng khả thi khi mà nợ xấu và đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) ngày càng tăng mạnh.
2.3.3. Những nguyên nhân góp phần làm phát sinh và tăng nợ xấu Ngân
hàng:
Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là nguyên nhân khách quan làm phát sinh nợ xấu tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc để nợ xấu tăng mạnh và trở thành một vấn đề nan giải của quốc gia còn do các nguyên nhân chủ quan sau:
2.3.3.1 Tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản:
Cho vay bất động sản có mức tăng trưởng bong bóng mạnh trong những năm gần đây, nhưng trên thị trường vẫn thiếu các sản phẩm nhà ở có giá cả phải chăng
hơn. Trước năm 2010, thị trường chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng khá nóng, và NHNN phản ứng bằng cách chỉ đạo các ngân hàng giảm tỷ lệ tăng trưởng và tỷ trọng cho vay bất động sản. Quyết định này của NHNN cùng với sự suy giảm trên thị trường đã khiến hoạt động cho vay giảm sâu. Trong khi các căn hộ chung cư, nhà ở phân khúc cao câp và văn phịng cho th ở tình trạng dư thừa ngn cung, thị trường lại thiếu các sản phẩm nhà có giá cả phải chăng hơn. Chính phủ đã khởi động một chương trình kích cầu vào tháng 01/2013 theo đó u cầu các ngân hàng thương mại nhà nước dành ít nhất 3% danh mục cho vay của họ để cho vay các hộ gia đình có thu nhập thấp, cơng chức, viên chức và các doanh nghiệp bất động sản nhằm hỗ trợ chuyển đổi các dự án cao cấp sang phân khúc phải chăng hơn
2.3.3.2.Cơ chế xử lý tài sản đảm bảo phức tạp và mất thời gian:
Những yếu điểm khác bao gồm thiếu thông tin, một số hoạt đông cho vay mua nhà bán lẻ và mất cân đối thanh khoản. Việc định giá tài sản thế chấp là bât động sản gặp khó khăn do thiếu các dữ liệu giao dịch được tổ chức tốt cũng như khơng có chi số giá chính thức, số liệu báo cáo khơng có sự nhất qn - tác động thực sự của khủng hoảng bất động sản không được phản ánh vào trong báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng và lĩnh vực này có thể đã góp phần đáng kể tạo nên Nợ xấu. Tiêu chí về khả năng chi trà còn khá lỏng lẻo và cùng với đặc tính thay đổi cũng như lịch sử biến động của lãi suất tạo ra rủi ro tín dụng về sau mà có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu mức lãi suất mới tăng mạnh. Đồng thời cịn có sự mất cân đối về thời hạn giữa tài sản nợ và tài sản có - các tổ chức cho vay bất động sản khơng có nguồn huy động dài hạn ngoài các khoản cho vay do Chính phủ hoặc NHNN cung cấp.
2.3.3.3. Cơng tác báo cáo tài chính ở Việt Nam cịn chưa minh bạch, rõ ràng:
Công tác báo cáo tài chính ở Việt Nam cần có một sự thay đổi quan trọng nhằm nâng cao độ tin cậy và hữu dụng cho mục đích đầu tư, quản lý và kiểm sốt. Khn khổ kế toánhiện hành (Chuẩn mực Kế toán Việt Nam hay VAS) được xây dựng chủ yếu vào năm 2003 theo Luật Kế toán trên cơ sở tham chiếu đến khuôn
khổ của Hội đồng Chuẩn mực Kế tốn Quốc tế (IASB) vào thời gian đó song vẫn tồn tại những khác biệt lớn giữa 2 khn khổ này. VAS có xu hướng báo cáo phóng đại khả năng sinh lời, giá trị tài sản và khả năng trả nợ của các tổ chức báo cáo. Hiện nay chỉ có một số ít tổ chức nước ngồi gồm cả các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi đang lập báo cáo tài chính theo IFRS (cùng với các báo cáo tài chính theo VAS).
Các vấn đề của VAS trở nên trầm trọng hơn do hệ thống kế toán và kiểm toán mới ở giai đoạn phát triển ban đầu và thiếu vắng văn hóa minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Hiện tại chưa có đủ số kế tốn viên được đào tạo tốt để có thể lập các báo cáo tài chính đáng tin cậy. Luật Kiểm toán độc lập mới được ban hành năm 2011 quy định cơ sở pháp lý để xây dựng các nguyên tắc kiểm toán đáng tin cậy nhưng việc thực hiện trên thực tế vẫn địi hỏi cam kết chính trị mạnh mẽ mà đến nay cịn chưa rõ ràng. VAS còn thiếu các quy định bắt buộc thi hành. Các biện pháp kỷ luật đối với đơn vị không thực hiện VAS hoặc các Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam theo qui định cịn hạn chế.
Nhìn chung, các báo cáo tài chính là khơng rõ ràng, đăc biêt đối với các DNNN, đồng thời chất lượng của thơng tin tài chính do các tổ chức tài chính cung cấp là kém. Trong trườnghợp của các DNNN, những yếu điểm của VAS trở nên trầm trọng hơn do có các nguyên tắc kế toán bổ sung của Bộ Tài chính đối với "khoản lỗ vốn nhà nước". Các nguyên tắc này ảnh hường tới việc ghi nhận các khoản lỗ và làm mờ kết quả kinh doanh yếu kém của một số DNNN. Chất lượng báo cáo tài chính của các tổ chức tài chính khơng đồng đều giữa các loại hình tổ chức, nhưng nhìn chung là kém, đặc biệt đối với các NHTMNN. Hơn nữa, chức năng giám sát tài chính vẫn cịn yếu và khơng góp phần một cách có hiệu quả vào việc cải thiện chất lượng báo cáo tài chính của các tổ chức chịu giám sát.