Cơ cấu nhân sự chi tiết đến 31/12/2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 48 - 50)

1 Phân theo trình độ Số lượng nhân viên Tỷ trọng - Sau đại học 324 9%

- Đại học 2.880 80%

- Cao đẳng, trung cấp 396 11%

* Tổng 3.600 100%

2 Phân theo cấp bậc Số lượng nhân viên Tỷ trọng - Cấp quản lý 684 19%

- Cấp nhân viên 2.916 81%

* Tổng 3.600 100%

(Nguồn: Ban quản trị nhân sự MHB)

2.1.5. Môi trường làm việc tại MHB

Trung thành với tiêu chí xây dựng mơi trường làm việc chun nghiệp và thân thiện là mục tiêu hàng đầu trong công tác nhân sự.

Đối với môi trường nội bộ: MHB đã triển khai qui định ứng xử, phối hợp làm việc

trong nội bộ hệ thống MHB - Quy tắc 4T bao gồm: Tôn trọng đồng nghiệp, Tin cậy lẫn nhau, Tương trợ hết lòng, Trách nhiệm tuyệt đối - nhằm nâng cao tinh thần cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc giữa các đơn vị trong hệ thống; tránh những ứng xử và thái độ/hành vi thiếu hợp tác trong nội bộ làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng và hoạt động kinh doanh của MHB.

Đối với khách hàng: MHB triển khai chương trình 10K, đưa ra 10 nguyên tắc ứng

xử với khách hàng mà tất cả nhân viên phải tuân theo, nội dung 10K bao gồm: Khách hàng đến được chào đón, Khách hàng ở ln tươi cười, Khách hàng hỏi được tư vấn, Khách hàng yêu cầu phải tận tâm, Khách hàng cần được thông báo, Khách hàng vội giải quyết nhanh, Khách hàng chờ được xin lỗi, Khách hàng phàn nàn phải lắng nghe, Khách hàng chờ luôn chu đáo, Khách hàng về được hài lòng. 10K thể hiện sự chuyên nghiệp của nhân viên MHB trong mắt khách hàng.

2.2.1. Kết quả thực hiện khảo sát các yếu tố tạo động lực cho nhân viên tại MHB Mẫu khảo sát: Đối tượng khảo sát là cán bộ nhân viên MHB, bảng câu hỏi khảo sát Mẫu khảo sát: Đối tượng khảo sát là cán bộ nhân viên MHB, bảng câu hỏi khảo sát

chi tiết tại Phụ lục 2. Tổng số bảng khảo sát hợp lệ (khảo sát online và đi khảo sát thực tế) thu về là 115 bảng. Sau đây là cơ cấu chi tiết mẫu nghiên cứu:

Hình 2.5: Cơ cấu chi tiết mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Qua các biểu đồ cơ cấu mẫu khảo sát trên cho thấy độ tuổi của mẫu khảo sát còn khá trẻ, có đến 84% nhân viên MHB dưới 30 tuổi, đây là độ tuổi có sức trẻ, khỏe, có sự nhanh nhẹn nhưng rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, đây là độ tuổi được đánh giá là cần được tạo động lực thúc đẩy nhất. Tỷ lệ nhân viên nam chiếm 54% và nhân viên nữ chiếm 46% là hợp lý bởi những nhân viên ở các vị trí nhân viên kinh doanh hay nhân viên bán hàng tại các ngân hàng thường ưu tiên nam hơn là nữ. Những

nhân viên tham gia khảo sát có trình độ khá cao, trong đó trình độ đại học và sau đại học chiếm đến 89%, với mức thu nhập trung bình hiện tại dưới 8 triệu đồng/tháng chiếm 73%.

Kết quả khảo sát: (kết quả khảo sát được thống kê tại Phụ lục 3a)

Để có cơ sở xác định được yếu tố nào nhân viên MHB cần được ưu tiên tạo động lực, tác giả tiến hành xây dựng ma trận đánh giá 6 yếu tố tạo động lực dựa trên mức độ quan trọng và mức độ thể hiện của vấn đề. Chi tiết về cách xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố được trình bày trong Phụ lục 3b và kết quả tổng hợp đánh giá 6 yếu tố tạo động lực tại MHB được thể hiện ở Bảng 2.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 48 - 50)