3.4 Phân tích, đánh giá
3.4.1 Về tính minh bạch và khả năng tham gia của ngƣời dân, doanh nghiệp
Theo quy định hiện nay (Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ) quy định các nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”: TTHC đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; công khai các TTHC, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân; nhận yêu cầu, trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; bảo đảm giải quyết cơng việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ
phận, cơ quan HCNN để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp biết quy định về hồ sơ TTHC thơng qua các phƣơng tiện thơng tin chỉ có 7%, thông qua niêm yết tại cơ quan là 45%, trong khi nhờ đến công chức, viên chức thụ lý hƣớng
dẫn có đến 48%. Trong q trình thực hiện TTHC, doanh nghiệp cịn bị động, trơng chờ
vào sự hƣớng dẫn của công chức, viên chức thụ lý hồ sơ dễ dẫn đến việc bổ sung hồ sơ nhiều lần và phải chịu sự nhũng nhiễu của công chức, viên chức (cịn 4,76% cơng chức có hiện tƣợng nhũng nhiễu, tiêu cực). Tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà của một bộ phận công chức, viên chức trong giải quyết các TTHC, cung cấp dịch vụ công của ngƣời dân, doanh nghiệp vẫn còn tồn tại, gây dƣ luận không tốt, làm giảm uy tín trong quản lý, điều hành của các cấp, các ngành (còn tới 11,9% doanh nghiệp bị yêu cầu nộp các loại giấy tờ khác ngồi quy định đã niêm yết; có 23,81% cho rằng thái độ phục vụ của cơ quan HCNN là tạm chấp nhận và 4,76% khơng hài lịng). Thời gian quy định giải quyết hồ sơ không thống nhất ở một số văn bản quy phạm pháp luật (Thông tƣ số 01/2013/TT- BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Quy định của Luật Doanh nghiệp về: “có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật” là chƣa rõ ràng). Nhƣ vậy, tính minh bạch và sự tham gia của ngƣời dân, doanh nghiệp có thể hiện, nhƣng khơng thực sự phát huy tác dụng. Sự tham gia của ngƣời dân, doanh nghiệp chỉ đòi h i chính quyền làm đúng quy định, kể cả thời gian giải quyết hồ sơ; trong khi thành phẩn hồ sơ, thời gian giải quyết do UBND tỉnh ban hành vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn.
Hộp 3.1 Thời gian giải quyết hồ sơ
Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định về cơ chế phối hợp giải quyết các TTHC theo mơ hình “một cửa liên thơng” tại Văn phịng Phát triển kinh tế, quy định thời gian giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu là 03 ngày.
Quyết định số 2151/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về công bố BTTHC trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, quy định thời gian giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày.
Thông tƣ số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, chƣơng I, điều 11, quy định Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ; quy định Phòng Ðăng ký kinh doanh cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận, Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND, 26/6/2012, tr.7 UBND tỉnh Ninh Thuận, Quyết định số 2151/QĐ-UBND, ngày 25/10/2013 tr.1
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Thông tƣ số 01/2013/TT-BKHĐT, ngày 21/01/2013, chƣơng I, điều 11.
Hộp 3.2 Quy định về trao giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp
Thông tƣ số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, chƣơng I, điều 11, điểm 3, quy định khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Thông tƣ số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013, chƣơng I, điều 11.
Hộp 3.3 Quy định về “hồ sơ hợp lệ”
Luật Doanh nghiệp 2005, điều 24 quy định cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ đƣợc cấp khi có đủ 5 điều kiện, trong đó có điều kiện là: “có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có văn bản nào hƣớng dẫn một cách cụ thể hoặc đƣa ra khái niệm nhƣ thế nào là “hồ sơ hợp lệ”. Hậu quả của việc thiếu cụ thể hóa này là ngƣời thành lập doanh nghiệp có thể bị cơ quan chức năng gây khó khăn bằng yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần hoặc nhiều nội dung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nguồn: Luật Doanh nghiệp 2005, điều 24.