Kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 32)

nước ngoài trong hoạt động bảo lãnh và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam:

Bảo lãnh ngân hàng đã ra đời và được sử dụng rộng rãi từ đầu thập niên 70, bắt nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia sản xuất dầu hoả ở Trung Đông trong thời gian này cho phép họ ký kết những hợp đồng lớn với các công ty phương Tây cho những dự án lớn như cải tiến cơ sở hạ tầng, các tiện ích cơng cộng, dự án cơng nơng nghiệp và quốc phịng, từ đó phát sinh nhu cầu BLTT.

Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng mạnh mẽ trên thế giới và đạt được doanh số kỷ lục. Chỉ riêng tại Hà Lan, doanh số các loại bảo lãnh do các ngân hàng Hà Lan phát hành trong năm 1980 là 12. 850 triệu NGL. Con số này tăng lên 26. 281

triệu NGL vào năm 1990. (Theo số liệu công bố ngày 10/7/1990 của Uỷ ban kiểm sốt của ngân hàng trung ương Hà Lan). Cịn theo Uỷ ban soạn thảo Điều khoản sửa đổi Luật thương mại Hoa Kỳ: Đến cuối 1995 số tiền bảo lãnh còn hiệu lực tại các ngân hàng Hoa Kỳ lên tới 500 tỷ USD trong đó bảo lãnh của khách hàng Mỹ là 250 tỷ. Trị giá của từng loại bảo lãnh cũng lên tới hàng chục triệu USD. Theo thống kê của các nhà ngân hàng Mỹ thì chỉ có 1% trên tổng số bảo lãnh phát hành ở nước này bị người thụ hưởng yêu cầu thanh toán. Ở một số nước, bảo lãnh được thực hiện bởi các công ty bảo hiểm như Mỹ, Canada…

Tại Việt Nam ngày nay, các hoạt động thương mại, dịch vụ tại các NHTM ngày càng phát triển, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của một khối lượng khách hàng rất lớn. Các ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi đặt chân vào Việt Nam, cũng tham gia vào cuộc chạy đua khốc liệt, cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong hoạt động bảo lãnh. Họ là những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm và có cách xử lý tiên tiến cùng với khoa học kỹ thuật hiện đại hơn nước ta nhiều, do đó việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm thực tế từ các ngân hàng nổi bật như HSBC, ANZ … là điều rất cần thiết.

HSBC (Hongkong Shanghai Banking Corporation)

Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC khai trương ngân hàng 100% vốn nước ngoài và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi vào hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại, HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. Với hơn 140 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam, HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Bài học kinh nghiệm 1: Hệ thống giám sát nội bộ của ngân hàng này được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan.

Bài học kinh nghiệm 2: Đội ngũ nhân viên được đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng với nền tảng công nghệ rất phát triển hỗ trợ nhân viên thực hiện công việc

tư vấn, cấp bảo lãnh nhanh, chính xác. Cơng việc quản lý rủi ro cũng tốt hơn rất nhiều.

Theo thực tế cho thấy, việc kiểm soát sau cho vay hoặc phát hành các dịch vụ tín dụng như bảo lãnh, phát hành L/C… tại HSBC được thực hiện rất chặt chẽ. Sau khi cung cấp các dịch vụ tín dụng cho khách hàng, định kỳ hàng tháng các nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tình hình mua bán hàng hóa… và ngay khi phát hiện bất ổn từ phía khách hàng, các nhân viên tín dụng lập tức báo cáo cấp quản lý có thẩm quyền để đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời như làm việc với khách hàng khắc phục hậu quả, giảm giá trị tín dụng… nhằm bảo tồn vốn và tránh những hậu quả đáng tiếc cho HSBC. Đây là điều mà các NHTM cần học tập từ HSBC trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình.

ANZ (Australia and New Zealand Banking Group Limited)

Vào năm 2008, ANZ là một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu tiên được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập NHTM có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Giấy phép này đã cho phép ANZ đẩy mạnh chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam, thành lập nhiều chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2009.

Về bài học kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh: Việc giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện bảo lãnh được thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng và ngân hàng này rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc tế mà cả hai bên lựa chọn ở nước sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứ ba. ANZ cũng đã ban hành bản “Các điều khoản về thương mại của ANZ” tháng 09/2010, nêu rõ các quy định áp dụng đối với các hình thức thương mại, thanh toán quốc tế, bảo lãnh được thực hiện tại ANZ, điều này cho thấy sự rõ ràng và minh bạch trong việc áp dụng luật khi có sai phạm, mâu thuẩn xảy ra giữa ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 32)