Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 35)

Nghiên cứu trong nước: Tác giả tham khảo một số bài nghiên cứu đề cập

đến hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam:

- Trương Thị Thu Hằng, 2013. Giải pháp hoàn thiện hoạt ộng bảo lãnh tại

NHTMCP Á Châu. Luận văn thạc sỹ. Trường đại học Kinh tế TPHCM): Bài

nghiên cứu này nêu ra sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Á Châu, trong đó nêu một số các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh nhưng còn khá sơ sài, chưa nghiên cứu sâu vào rủi ro trong hoạt động này. Bài viết chưa có sự so sánh phân tích với số liệu các ngân hàng khác; mặc dù có nêu kinh nghiệm từ các ngân hàng bạn nhưng khi đề xuất giải pháp không đề cập đến việc học hỏi các kinh nghiệm đó.

- Phan Thị Thanh Xuân. 2014. Phát triển d ch vụ bảo lãnh tại một số NHTM Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Kinh tế TPHCM. Bài nghiên cứu nêu ra

cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, phân tích thực trạng hoạt động cũng như thực trạng về rủi ro trong hoạt động này, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động bảo lãnh và hạn chế rủi ro, trong đó giải pháp hạn chế rủi ro bao gồm việc xây dựng quy trình bảo lãnh, giám sát việc phát hành bảo lãnh thông qua việc quản lý con dấu và cơ chế giám sát, nâng cao chất lượng thẩm định cũng như chú trọng công tác tiếp nhận – xử lý tài sản đảm bảo và tăng cường giám sát quản lý các món vay bảo lãnh để giảm thiểu rủi ro tín dụng, đào tạo nghiệp vụ bảo lãnh cho nhân viên và phối hợp với các định chế tài chính về tổ chức phịng chống tội phạm để giảm thiểu rủi ro gian lận lừa đảo. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ chọn phân tích 6 ngân hàng bao gồm Vietcombank, Eximbank, ACB, Sacombank, HD Bank, Đông Á, các ngân hàng này không đại diện được toàn bộ hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.

Tác giả cũng tham khảo một số bài nghiên cứu về bảo lãnh của nước ngoài:

- The Fraud Exception in Bank Guarantee (Grace Longwa Kayembe. 2008). Bài nghiên cứu này nêu ra lý luận tổng quan về bảo lãnh, các loại bảo lãnh cùng với các khái niệm về gian lận trong giao dịch bảo lãnh tại một số nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc..., phân tích thực trạng và các loại gian lận có

thể xảy ra, đồng thời nêu ra trách nhiệm của ngân hàng sau khi phát hành bảo lãnh, sau khi thanh tốn. Theo phân tích của tác giả, luật của các ngân hàng nước ngồi cho phép họ từ chối thanh tốn bảo lãnh đối với các giao dịch gian lận.

Nội dung của các nghiên cứu trước đa phần đề cập đến tổng quan về hoạt động bảo lãnh nói chung, khơng phân ra từng loại bảo lãnh cụ thể, nêu ra các số liệu của hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng qua các năm, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển, hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng trong tương lai, trong đó cũng có đề cập về vấn đề quản trị rủi ro nhưng mang tính chất chung cho tất cả các loại bảo lãnh ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả hệ thống lại các cơ sở lý luận về BLTT tại NHTM. Đầu tiên tác giả nêu các khái niệm cơ bản về BLTT ngân hàng theo thế giới, theo Luật của Việt Nam, từ đó nêu quan điểm cá nhân của tác giả, phân loại và nêu ra các đặc điểm, vai trị và chức năng của chúng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra định nghĩa và phân loại các loại rủi ro trong hoạt động BLTT của các NHTM.

Ngoài các định nghĩa trên, tác giả cũng đề cập đến một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam đồng thời cũng nêu ra một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động này bao gồm hai loại chủ quan và khách quan.

Phần cuối chương 1, tác giả nêu ra một số các cơ sở pháp lý của hoạt động BLTT trong và ngoài nước, đồng thời nêu lên một số bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.

Những nội dung tại chương 1 là những cơ sở lý luận nền tảng để từ đó tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam ở chương tiếp theo và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro này trong chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG R I RO TRONG HOẠT ĐỘNG B O LÃNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)