2.2.3 .4Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý
2.3 Những mặt đạt được và những rủi ro còn tồn tại trong hoạt động bảo lãnh
2.3.1 Những mặt đạt được trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo
lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.3.1 Những mặt đạt được trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Từ năm 2011 đến nay, do việc phát sinh nhiều tranh chấp từ BLTT, ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các TCTD rà soát và ban hành đầy đủ quy trình quản lý,
sử dụng và bảo quan con dấu tại đơn vị. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã tăng cường công tác quản lý nhân sự, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quan lý và sử dụng con dấu. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà Nước đã ban hành thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/12/2012 về việc hướng dẫn nghiệp vụ cấp bảo
lãnh, qua đó tăng cường tính pháp lý, chặt chẽ trong việc ký phát hành chứng thư bảo lãnh ngân hàng, cụ thể theo Điều 15, các hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh của ngân hàng cần phải có chữ ký của ba người, thay vì một người như trước đây, bao gồm: người đại diện theo pháp luật, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh, người thẩm định khoản bảo lãnh. Thông tư cũng yêu cầu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc ủy quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, các cam kết bảo lãnh đối với người đại diện theo pháp luật, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh cho các chức danh trong hệ thống của mình. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản hoặc phải ban hành văn bản quy định thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh phù hợp với quy định tại Thông tư và quy định của pháp luật. Theo các chuyên gia, sự khắt khe của khách hàng và nghĩa vụ tuân thủ những quy định chặt chẽ mà ngân hàng Nhà Nước vừa ban hành, sẽ hướng nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng vào một cuộc sàng lọc mới.
Dựa trên các quy định của ngân hàng Nhà Nước, các NHTM Việt Nam cũng đã xây dựng quy trình bảo lãnh riêng cho mình nhằm kiểm soát chặt chẽ việc phát hành bảo lãnh và hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, khâu thẩm định đánh giá khách hàng, phương án phát hành bảo lãnh cũng được các NHTM chú trọng hơn, từ đó đưa ra các chính sách cho từng phương án như tỷ lệ ký quỹ, tài sản đảm bảo yêu cầu cho phương án phát hành bảo lãnh đó… nhằm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng khi khơng may có rủi ro xảy ra.
Để ngăn chặn nạn chứng thư bảo lãnh giả đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên thụ hưởng bảo lãnh, mới đây một số ngân hàng đã khởi động dịch vụ tra cứu chứng thư bảo lãnh ngân hàng qua mạng. Theo đó, các bên thụ hưởng bảo lãnh do một ngân hàng phát hành chỉ cần truy cập website là có thể tra cứu
được chứng thư bảo lãnh trực tuyến và đối chiếu, xác thực với chứng thư bảo lãnh đã được ngân hàng phát hành. Việc tra cứu chứng thư bảo lãnh qua mạng này giúp bên thụ hưởng tránh xảy ra rủi ro, tranh chấp liên quan đến dịch vụ bảo lãnh.
2.3.2 Những rủi ro còn tồn tại trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và nguyên nhân :