2.2.3 .4Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý
2.3 Những mặt đạt được và những rủi ro còn tồn tại trong hoạt động bảo lãnh
2.3.2 Những rủi ro còn tồn tại trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các
Dựa trên phân tích về thực trạng những rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam, có thể thấy bên cạnh sự tăng trưởng khá tốt về doanh số và lợi nhuận mang lại từ BLTT thì những rủi ro và khó khăn mà các NHTM Việt Nam cũng còn tồn tại khá nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Dưới đây luận văn nêu ra các rủi ro còn tồn tại và tổng hợp các nguyên nhân gây ra các loại rủi ro này từ một số nguồn trong thực tế hoặc từ kết quả khảo sát được.
2.3.2.1 Rủi ro quản trị hệ thống chưa thực sự được giải quyết triệt để
Như đã phân tích ở trên, việc phân quyền phê duyệt các cấp là biện pháp ban đầu nhằm giảm thiểu rủi ro quản trị hệ thống tuy nhiên quy trình vì thế mà tốn kém thời gian hơn. Mặt khác, mơ hình tập trung thẩm định và tập trung vận hành cũng như triển khai dịch vụ kiểm tra chứng thư bảo lãnh trực tuyến cũng chỉ mới được thực hiện tiên phong ở một số ngân hàng quy mơ lớn, chưa được áp dụng rộng rãi ở tồn hệ thống NHTM. Do đó, việc kiểm sốt hoạt động phát hành BLTT của ngân hàng đến các đơn vị kinh doanh trong hệ thống vẫn chưa chặt chẽ. Nguyên nhân là do:
- Một số đơn vị kinh doanh trong hệ thống NHTM chỉ đặt mong ước về lợi tức lên hàng đầu mà không thận trọng trong công tác thẩm định, cấp tín dụng không lành mạnh, quá chú trọng về số lượng mà không chú trọng đến chất lượng của hoạt động phát hành BLTT.
- Hệ thống ngân hàng lõi cũng như hạ tầng công nghệ thông tin tại một số ngân hàng được xây dựng chưa hoàn chỉnh, từ đó các ngân hàng khó khăn trong việc quản lý các chứng thư bảo lãnh đã được hoặc chưa được phát hành (Farbrice A. Marie, 2010). Bên cạnh đó, chưa có sự tương tác giữa ngân hàng phát hành và bên thụ hưởng bảo lãnh để kịp thời phát hiện những rủi ro có thể xảy ra.
2.3.2.2 Rủi ro tín dụng cịn cao
Hiện nay tại một số ngân hàng, nhân viên quản lý và thẩm định, xét duyệt hồ sơ bảo lãnh khơng chặt chẽ góp phần làm tăng rủi ro tín dụng trong hoạt động BLTT. Bên cạnh đó, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng bảo lãnh nội bộ tại các ngân hàng còn kém, và vì thế mà ngân hàng khơng thể lường trước được những rủi ro sẽ xảy ra trong một số trường hợp phát hành bảo lãnh. Theo kết quả khảo sát chuyên gia nguyên nhân là do:
- Một số nhân viên ngân hàng hiện nay vẫn chưa nhận thức đúng đắn mức độ rủi ro trong hoạt động BLTT do họ đánh giá hoạt động BLTT là lĩnh vực cấp tín dụng an tồn hơn cho vay vì khách hàng khơng nhận tiền vay từ ngân hàng.
- Khả năng dự báo rủi ro còn yếu kém một phần cũng do năng lực của nhân viên ngân hàng như đã đề cập ở trên, bên cạnh đó hoạt động BLTT nói riêng và các loại bảo lãnh nói chung cùng với những rủi ro của nó chưa nhận được sự coi trọng đúng mức từ các lãnh đạo ngân hàng như các hoạt động huy động, cho vay, bảo lãnh vẫn được xem như là một dịch vụ phát triển thêm của các NHTM bên cạnh những hoạt động chính là cấp tín dụng hay huy động vốn. Có thể thấy, phần lớn chỉ tiêu được áp đặt cho các nhân viên ngân hàng là tăng số dư huy động, tăng số dư nợ, đây cũng là căn cứ để xét thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi đối với khách hàng cũng được áp dụng chủ yếu đối với hai hoạt động chính nêu trên. Điều đó vơ hình chung làm mất vị trí của hoạt động bảo lãnh, làm cho các cán bộ nhân viên cũng như mọi người đều xem nhẹ rủi ro từ hoạt động bảo lãnh.