Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 101)

2.2.3 .4Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý

3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước

Hoạt động bảo lãnh là một nghiệp vụ tín dụng nhiều rủi ro, nhất là đối với BLTT. Thời gian qua, ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 28/2012/TT- NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng là một bước tiến trong cơ sở pháp lý của bảo lãnh. Đến tháng 06/2015 Ngân hàng Nhà Nước lại ban hành Thông tư số 07/2015/TT-NHNN và bãi bỏ hiệu lực của thông tư 28 nêu trên, trong đó điều chỉnh khá nhiều về hoạt động bảo lãnh do sự bất cập trong vận hành tại các NHTM. Điều này cho thấy, các thông tư hướng dẫn của Nhà Nước chưa thực sự hiệu quả, chỉ mang tính chất đối phó trong từng thời kỳ khi rủi ro đã xảy ra, khơng mang tính bao quát tất cả các trường hợp. Cơ cở pháp lý dường như vẫn chưa đủ mạnh, các văn bản luật về nghiệp vụ bảo lãnh còn khá ít, cịn các văn bản pháp lý đề cập đến nghiệp vụ bảo lãnh thì cịn khá sơ sài, chưa cụ thể. Những văn bản luật này không thể điều chỉnh được tất cả các tình huống phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh, tăng tính rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh. các văn bản quy định của luật ngân hàng Nhà Nước và luật các TCTD thường xuyên sửa đổi xong vẫn bộc lộ những điểm bất hợp lý, đôi khi lại quá chặt chẽ. Khi thực thi theo các văn bản này, các ngân hàng buộc phải vượt rào để giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tế hay phải thu hẹp hoạt động nếu theo đúng quy định dẫn đến bất lợi cho ngân hàng.

Do đó, luận văn khuyến nghị Ngân hàng Nhà Nước cần ban hành luật bảo lãnh hoặc bổ sung các quy định cụ thể về bảo lãnh như: nội dung, các hình thức xử phạt, thủ tục thực hiện vấn đề tài sản thế chấp, phát mại tài sản để bản thân ngân hàng và khách hàng nắm được, bãi bỏ những quy định chưa thực sự hợp lý trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện tại. Ngoài ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Các quy định này phải rõ ràng để tránh sự sai lệch giữa quy định và thực hiện.

Bên cạnh đó, để tăng cường việc bảo vệ cho bên liên quan trong một giao dịch bảo lãnh, cụ thể là bảo vệ quyền và lợi ích cho ngân hàng và người thụ hưởng bảo lãnh, Ngân hàng Nhà Nước cần học tập theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, cụ thể như học tập theo luật dân sự về bảo lãnh của Pháp và Nhật Bản về việc quy định bên thụ hưởng phải có nghĩa vụ thơng tin đối với bên bảo lãnh, nghĩa vụ này có thể là tư vấn hoặc thậm chí cảnh báo nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm BLTT từ phía người được bảo lãnh, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro và những nguyên nhân tồn tại trong thực tiễn hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến 2014, chương 3 của luận văn đã nêu ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh BLTT tại các NHTM Việt Nam.

Nhóm giải pháp tại các NHTM hạn chế rủi ro được chia thành bốn nhóm lớn tương ứng với từng loại rủi ro còn tồn tại.

Kiến nghị đối với bên thụ hưởng cần thận trọng trong việc kiểm tra tính xác thực của thư BLTT bằng nhiều cách.

Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước học tập các nước trên thế giới về việc bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý về bảo lãnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu rủi ro cho các NHTM trong hoạt động BLTT.

Để hoạt động BLTT của các NHTM Việt Nam ngày càng phát triển và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra, các NHTM cần thực hiện một cách đồng bộ và triệt để các giải pháp trên đây bên cạnh sự hỗ trợ của Chính Phủ, ngân hàng Nhà Nước.

KẾT LUẬN

Với mong muốn góp phần vào việc phát triển và hạn chế rủi ro từ hoạt động BLTT của các NHTM, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về BLTT tại ngân hàng, phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động BLTT tại một số các ngân hàng để từ đó đưa ra các giải pháp cho các NHTM và các kiến nghị có thể thực hiện trong thời gian tới.

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động BLTT tại các NHTM. Tác giả đã nêu ra các khái niệm cơ bản, các lý luận nền tảng về các nhân tố ảnh hưởng cũng như các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam

Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014 thông qua các số liệu thống kê từ một số các NHTM đặc trưng, qua các chỉ tiêu định lượng, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố cũng như nêu ra các kết quả đã được bên cạnh các rủi ro còn tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam. Ở chương này, tác giả đã nêu được một số giải pháp nhằm hạn chế các loại rủi ro tồn tại trong hoạt động BLTT, bên cạnh đó cũng nêu ra các kiến nghị đối với bên thụ hưởng và đối với cơ quan hữu quan.

Do gặp nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo và khó khăn trong việc thu thập các số liệu thực tiễn phục vụ cho việc thực hiện luận văn cũng như hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KH O Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB Bank, Eximbank, ACB, SHB, HD Bank, Kiên Long Bank.

2. Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2009. Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. TPHCM.

NXB Phương Đông.

3. Hà Huỳnh Hoa. Tăng trưởng, lạm phát 2014 và một số dự b o năm 2015. Hà Nội. Tạp chí kinh tế và dự báo số 1/2015. <http://kinhtevadubao.vn/chi- tiet/91-2298-tang-truong-lam-phat-2014-va-mot-so-du-bao-nam-2015.html> [Truy cập ngày 17/05/2015].

4. Hoàng Duy, 2012. MB từ chối thanh toán bảo lãnh 26 tỷ ồng. Hà Nội. Báo đầu tư chứng khoán. < http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-dinh/mb-tu-choi- thanh-toan-bao-lanh-26-ty-dong-100881.html> [Truy cập ngày 08/12/2014]. 5. Hoàng Duy, 2012. Agribank thua kiện trong tranh chấp hợp ồng bảo lãnh.

Hà Nội. Báo đầu tư chứng khoán.

<http://luatdangdoanh.com/news/detail/agribank-thua-kien-trong-tranh-chap- hop-dong-bao-lanh-312/> [Truy cập ngày 10/11/2014]

6. Hồ Diệu. 2003. Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.

7. Khánh Huyền, 2012. Lỗ hỗng chứng thư bảo lãnh ngân hàng. TPHCM. Báo tiền phong. <http://finance.tvsi.com.vn/News/2012524/201799/lo-hong- chung-thu-bao-lanh-ngan-hang.aspx> [Truy cập ngày 12/10/2014]

8. Lê Thị Thu Hà, 2013. Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng

thương mại. <http://www.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---

binh-luan/gian-lan-trong-nghiep-vu-tin-dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai- 25338.html> [Truy cập ngày 15/03/2015]

9. Minh Đức, 2013. Xem lại quyền “s p nhỏ” nhà băng? <

http://vneconomy.vn/tai-chinh/xem-lai-quyen-sep-nho-nha-bang- 20130719103441113.htm> [Truy cập ngày 03/08/2015]

10. Minh Đức, 2015. Bất ngờ nợ xấu ngân hàng. < http://vneconomy.vn/tai- chinh/bat-ngo-no-xau-ngan-hang-20150321031132686.htm> [Truy cập ngày 09/08/2015]

11. Mỹ Linh, 2013. Chuyển i mơ hình tín dụng hướng tới khách hàng. <

http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/taichinhnga nhang/2013/20130226.html> [Truy cập ngày 05/08/2015]

12. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2012. Thông tư quy nh về bảo lãnh ngân

hàng số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012. Hà Nội

13. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2015. Thông tư quy nh về bảo lãnh ngân

hàng số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015. Hà Nội

14. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại. TPHCM. Nhà xuất bản thống kê.

15. Nguyễn Thuần Vân, 2012. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng. Hà Nội. Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Vietinbank. <http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/14/mot-so- giai-phap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-ngan-hang.html> [Truy cập ngày 15/11/2014]

16. Nhật Minh, 2010. Ngân hàng Nhà nước cảnh báo về chứng thư bảo lãnh giả. Hà Nội. Báo VnExpress. < http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/ebank/ngan-hang/ngan-hang-nha-nuoc-canh-bao-ve-chung-thu-bao-lanh- gia-2708980.html> [Truy cập ngày 09/12/2014]

17. Phan Thị Thanh Xuân, 2014. Phát triển d ch vụ bảo lãnh tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam. TPHCM. Luận văn thạc sỹ đại học kinh tế.

18. Phạm Văn Đàm. 2015. Ch nh bảo lãnh theo pháp luật của một số nước và

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Hà Nội.

19. Quốc hội, 2005. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005. Hà Nội. 20. Quốc hội, 2010. Luật các t chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày

21. Quốc Hội, 2010. Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010. Hà Nội.

22. Thiện Vũ. 2010. Bảo mật thông tin cho hệ thống ngân hàng – còn quá giản

ơn. TPHCM. Thời báo vi tính Sài gịn.

<http://www.tbvtsg.com.vn/show_article.p

hp?id=14746&ln_id=67> [Truy cập ngày 28/04/2015]

23. Thu Hằng, 2013. Tranh chấp bảo lãnh: Vì sao ngân hàng muốn “câu giờ”.

TPHCM. Thời báo kinh doanh.

<http://beforeitsnews.com/vietnamese/2013/10/

tranh-chap-bao-lanh-vi-sao-ngan-hang-muon-cau-gio-72520.html> [Truy cập ngày 31/10/2014]

24. Trần Hà Minh Thắng, 2012. Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). TPHCM. Luận văn thạc sỹ đại học kinh tế.

25. Trần Hương, 2014. Doanh nghiệp phạm pháp, tòa vẫn tuyên thắng kiện. Hà Nội. Thời báo ngân hàng. <http://www.baomoi.com/Doanh-nghiep-pham-

phap-toa-van-tuyen-thang-kien/58/13872472.epi> [Truy cập ngày 16/11/2014]

26. Trần Minh Hải, 2012.Tr nh “bẫy” bảo lãnh ngân hàng. Hà nội. Báo đầu tư chứng khoán. <http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-luat/tranh-bay-bao-lanh- ngan-hang-20936.html> [Truy cập ngày 08/10/2014]

27. Trương Thị Thu Hằng, 2013. Giải pháp hoàn thiện hoạt ộng bảo lãnh tại ngân hàng thương mại c ph n Á Châu. TPHCM. Luận văn thạc sỹ đại học

kinh tế.

28. Văn Nguyễn, 2012. Vụ bảo lãnh 150 tỉ ồng trái phi u Vina Megastar:

SeABank chuyền bóng”?. Hà Nội. Báo người lao động.

<http://laodong.com.vn/kinh-doanh/vu-bao-lanh-150-ti-dong-trai-phieu-vina- megastar-seabank-chuyen-bong-93722.bld> [Truy cập ngày 05/11/2014]

29. Bertrams, 2004. Bank Guarantees in international trade, 3rd. Kluwer law international.

30. Frank Knight, 1921. Risk, Uncertainty, and Profit. Boston, MA: Hart, Scaffner & Marx.

31. Grace longwa Kayembe, 2008. The fraud Exception in Bank Guarantee. 32. ICC, 2007. The Uniform Customs and Practice – UCP 600.

33. The commission on International Commercial Practice and The Commission on Banking Technique and Practice, 2010. The Uniform Rules of Demand Guarantee – URDG 758.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT

Tôi đang thực hiện khảo sát về dịch vụ bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng TMCP VN cho đề tài luận văn cao học của mình. Vì thế xin anh/chị vui lịng giúp tơi hồn thành việc khỏa sát của mình bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

Anh/chị có làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khơng? ............................ Cơng việc của anh/chị là gì? .................................................................................. Anh/chị đang công tác tại đâu : .............................................................................

1. Theo anh/chị, loại bảo lãnh nào có mức độ rủi ro cao nhất (chọn một câu):

 Bảo lãnh dự thầu/bảo lãnh bảo hành  Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

 Bảo lãnh thanh toán

 Bảo lãnh tạm ứng/bảo lãnh hoàn thanh tốn/Bảo lãnh hồn tiền tạm ứng  Bảo lãnh khác

2. Anh/chị có thường xuyên gặp các trường hợp khách hàng có nhu cầu phát hành bảo lãnh thanh tốn khơng :

 Thường xuyên  Hiếm khi  Không bao giờ

3. Theo anh/chị, khung pháp lý về bảo lãnh của Việt Nam là “không hồn chỉnh, khi xảy ra tranh chấp khơng có cơ sở luật, rủi ro cho doanh nghiệp là rất lớn”

 Hoàn toàn đồng ý  Đồng ý

 Không đồng ý

4. Theo anh/chị, ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh tốn có gặp phải rủi ro không

 Không rủi ro  Thấp

 Trung bình  Cao

5. Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động bảo lãnh thanh toán của các NHTM (mức độ giảm dần từ 1  4)

Các loại rủi ro 1 2 3 4

Rủi ro tín dụng: Khách hàng khơng có uy tín, khơng có khả năng hoặc thực hiện khơng đủ nghĩa vụ thanh tốn khi đến hạn

Rủi ro gian lận, lừa đảo Rủi ro quản trị hệ thống Rủi ro pháp lý

Rủi ro khác : ............................................................ ................................................................................

6. Theo anh/chị, chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh thanh tốn là gì :

 Tỷ trọng dư nợ bảo lãnh/dư bảo lãnh  Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn

 Tỷ lệ trích dự phịng chung trên tổng dư nợ cam kết ngoại bảng của ngân

hàng

7. Theo anh/chị, mức độ rủi ro của dịch vụ bảo lãnh thanh toán phụ thuộc vào những nhân tố nào:

 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giao dịch được bảo lãnh  Uy tín của doanh nghiệp được bảo lãnh: uy tín càng cao, rủi ro càng thấp  Sự trung thực của người thụ hưởng

 Môi trường kinh tế vĩ mơ, pháp lý – chính trị - xã hội và các yếu tố tự

nhiên.

 Uy tín của ngân hàng: uy tín ngân hàng càng cao, rủi ro càng thấp  Chất lượng công tác thẩm định, kiểm soát sau tại Ngân hàng

 Nhân tố khác (nêu rõ): .......................................................................................

8. (Tiếp theo câu 7) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các NHTM Việt Nam (mức độ giảm dần từ 1  4)

Các nhân tố tác động 1 2 3 4

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giao dịch được bảo lãnh

Uy tín, sự trung thực của doanh nghiệp được bảo lãnh: uy tín càng cao, rủi ro càng thấp

Sự trung thực của người thụ hưởng

Môi trường kinh tế - xã hội, pháp lý và các yếu tố tự nhiên

Uy tín của ngân hàng: uy tín ngân hàng càng cao, rủi ro càng thấp

Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng

Nhân tố khác : .......................................................... ................................................................................

PHỤ LỤC 2 Kết quả khảo sát

Bên cạnh đánh giá thực trạng của hoạt động BLTT tại các NHTM VN hiện nay thông qua số liệu thu thập được từ nguồn là báo cáo tài chính của các NHTM và các thông tin, tài liệu của các vụ việc thực tế trên các trang báo, luận văn thực hiện khảo sát thực tiễn các nhân viên, cán bộ lãnh đạo và một số chun gia có tầm nhìn sâu rộng về lĩnh vực ngân hàng nói chung và về bảo lãnh thanh tốn nói riêng để đưa ra được những nhận định đúng đắn về rủi ro của hoạt động BLTT tại các NHTM và các giải pháp hạn chế các rủi ro đó trong việc vận hành tại NHTM.

Nội dung khảo sát: Luận văn thực hiện hai nội dung khảo sát bao gồm khảo sát chung và khảo sát chuyên gia.

1. Khảo sát chung:

Quy mô khảo sát: Tác giả thực hiện khảo sát trên mẫu gồm 100 người làm việc tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM, Hà Nội và một số tỉnh thành bao gồm nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định tín dụng và các nhà lãnh đạo cấp trung tại các tổ chức sau: MB Bank, Sacombank, Techcombank, ACB, Vietinbank, Vietcombank, Oceanbank, Eximbank, BIDV, cơng ty kiểm tốn KPMG, công ty chứng khốn Tân Việt.

Hình thức khảo sát : tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát bao gồm 8 câu hỏi liên quan đến hoạt động bảo lãnh của các NHTM. Nội dung bảng câu hỏi được đính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 101)