2.2.1 .2Thực trạng rủi ro tín dụng
2.2.2.3 Phân tích rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các
Tác giả đã thực hiện khảo sát trên mẫu gồm 100 người làm việc tại các TCTD trên địa bàn TPHCM, Hà Nội và một số tỉnh thành bao gồm các nhân viên nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định tín dụng và các nhà lãnh đạo cấp trung tại các tổ chức sau: MB Bank, Sacombank, Techcombank, ACB, Vietinbank, Vietcombank, Oceanbank, Eximbank, BIDV, công ty kiểm tốn KPMG, cơng ty chứng khoán Tân Việt. Sau khi phát 110 phiếu khảo sát, tác giả thu về được 100 phiếu khảo sát có câu trả lời để thống kê và phân tích để tổng hợp kết quả.
Xét riêng giữa các loại bảo lãnh, BLTT vẫn là loại hình bảo lãnh có rủi ro cao, ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM. Căn cứ theo kết quả khảo sát, với hai câu hỏi. Một là, “Loại hình bảo lãnh có mức độ rủi ro cao nhất”, BLTT chiếm đến 25% trên tổng số các loại bảo lãnh bao gồm BLTT, BL THHĐ, BLDT, BLBH, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh khác. Hai là, “Mức độ rủi ro của ngân hàng khi phát hành BLTT”: 57% trên tổng số 100 người cho rằng ngân hàng sẽ chịu mức độ rủi ro trung bình, 30% cho rằng rủi ro cao và 13% chọn đáp án rủi ro thấp khi phát hành BLTT.
Về các loại rủi ro thường gặp và mức độ của các loại rủi ro đó trong hoạt động phát hành BLTT của các NHTM Việt Nam cho thấy rủi ro tín dụng là loại rủi ro thường gặp nhất với 30% trên tổng số người được khảo sát chọn mức độ rủi ro cao nhất, tiếp đến là rủi ro quản trị hệ thống với 40% người chọn đây là mức độ rủi ro thứ hai, và rủi ro gian lận, lừa đảo với 43% người chọn mức độ rủi ro thứ ba, cuối cùng là rủi ro pháp lý.
Có thể thấy, qua kinh nghiệm thực tiễn làm việc của các cá nhân được khảo sát, rủi ro tín dụng trong hoạt động BLTT chiếm tỷ trọng cao nhất, đây là loại rủi ro liên quan đến uy tín và cá nhân của khách hàng được bảo lãnh, dẫn đến việc ngân hàng phải thanh toán cho người thụ hưởng khi doanh nghiệp được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh, hoặc thậm chí ngân hàng khơng thu hồi được nợ đã giải ngân để thanh toán bảo lãnh và phải thực hiện phát mãi tài sản. Bên cạnh đó, rủi ro quản trị hệ thống liên quan đến các rủi ro về đạo đức nhân viên, về ký vượt thẩm quyền hoặc do vận hành hệ thống trong hoạt động của ngân hàng chưa
tốt dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động BLTT cũng đang là một thực trạng tồn tại được nhắc đến khá nhiều trong thực tiễn.