Các biện pháp hạn chế rủi ro quản trị hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 52)

2.2.1 .2Thực trạng rủi ro tín dụng

2.2.3.1 Các biện pháp hạn chế rủi ro quản trị hệ thống

Phân quyền phê duyệt cấp phát bảo lãnh

Từ năm 2012 đến nay, các NHTM đã dần chuyển đổi mơ hình theo định hướng chun mơn hóa các bộ phận, theo đó cơng việc khơng cịn tập trung vào một cán bộ tín dụng mà được phân ra thành nhiều bộ phận chuyên biệt gồm bộ phận bán hàng, thẩm định, vận hành… để công việc thẩm định và soạn hồ sơ của các khách hàng được khách quan.

Bên cạnh đó, khi mơi trường bộc lộ nhiều rủi ro mà nổi lên là là xu hướng nợ xấu gia tăng, nghĩa vụ bảo lãnh xảy ra cần phải có sự can thiệp của pháp luật cũng gia tăng, nhiều NHTM đã tiến hành bớt quyền của các cán bộ quản lý ở cấp chi nhánh, các hạn mức phê duyệt từ 7-10 tỷ đồng hiện đã rút xuống phổ biến còn từ 1- 3 tỷ đồng. Các món vay, bảo lãnh vượt ngoài hạn mức được chuyển về hội đồng thẩm định và phê duyệt tập trung tại Hội sở. Điều này không chỉ nhằm làm giảm thiểu rủi ro quản trị hệ thống mà cịn góp phần làm giảm rủi ro đạo đức nghề nghiệp, đồng thời quy trình sẽ chuyên nghiệp và chặt chẽ hơn, đây cũng là xu hướng chung đang thể hiện.

Tuy nhiên, việc phân quyền trong thời gian qua cũng đưa đến nhiều ý kiến cho rằng đó là nguyên nhân khiến tăng trưởng hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động bảo lãnh bị chậm lại. Khi bớt quyền ở cấp chi nhánh ngân hàng, quy trình trở nên chặt hơn cả ở mặt chất lượng lẫn số lượng, dẫn đến hoạt động cho vay, phát hành bảo lãnh bị chậm lại.

Giám sát chặt chẽ việc phát hành bảo lãnh tại đơn vị

Cũng trong dự án chuyển đổi mơ hình hoạt động tại các NHTM đã nói ở trên, hoạt động vận hành được chuyển dần theo hướng tập trung toàn bộ tại hội sở

hoặc tại văn phòng đại diện khu vực của từng hệ thống ngân hàng. Theo đó, sau khi phương án phát hành bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông báo phê duyệt sẽ được chuyển về bộ phận hỗ trợ vận hành, bộ phận này thực hiện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ sau đó soạn thảo thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, các giấy tờ liên quan và nhập dữ liệu lên hệ thống. Điều này giúp các ngân hàng có thể giám sát chặt chẽ việc phát hành bảo lãnh tại các đơn vị.

Vietinbank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai mơ hình này cho biết thay đổi mơ hình tín dụng và chun mơn hóa cao các khâu trong quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh và Trụ sở chính hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thơng tin gắn kết giữa Trụ sở chính và Chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến của Chi nhánh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Trên cơ sở đó kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng

Theo phản hồi từ các nhân viên trong ngân hàng đồng thời cũng là quan điểm của cá nhân tác giả, việc vận hành tập trung này cũng gây ra nhiều bất cập trong việc phát hành bảo lãnh như làm chậm tiến độ thực hiện cấp phát bảo lãnh do hồ sơ phải đi qua nhiều khâu và nhiều bộ phận nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể sẽ cải thiện hơn sau khi mơ hình được thực hiện thuần thục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)