Rủi ro pháp lý chưa được hạn chế triệt để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 65)

2.2.3 .4Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý

2.3 Những mặt đạt được và những rủi ro còn tồn tại trong hoạt động bảo lãnh

2.3.2.4 Rủi ro pháp lý chưa được hạn chế triệt để

Chính sách và quy trình BLTT tại các ngân hàng chưa chặt chẽ, các quy trình bảo lãnh cịn khá sơ sài, khơng nêu rõ từng loại bảo lãnh mà chỉ được xây dựng chung cho tất cả các loại bảo lãnh. Việc xử lý BLTT khi có nghĩa vụ xảy ra tại các ngân hàng trong thực tế cũng còn nhiều bất cập, làm gia tăng rủi ro pháp lý, dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan. Nguyên nhân theo luật sư Trần Minh Hải (2012) là do:

- Một số ngân hàng chưa chú trọng nhiều về hoạt động bảo lãnh nói chung do đó chưa xây dựng quy trình quy chế cụ thể và cách thức xử lý khi nghĩa vụ bảo lãnh xảy ra cho từng loại bảo lãnh.

- Pháp lý BLTT tại các ngân hàng được xây dựng còn sơ sài, chưa thống nhất về mẫu thư bảo lãnh cũng như nội dung bảo lãnh chưa đồng bộ dẫn đến nhiều trường hợp các bên hiểu sai ý nghĩa của bảo lãnh và tranh chấp khi nghĩa vụ bảo lãnh xảy ra.

- Thêm vào đó, các pháp lý liên quan đến bảo lãnh do Nhà Nước ban hành chưa thực sự phát huy hiệu quả hoạt động, không dự báo và bao quát hết tất cả những trường hợp sẽ xảy ra, thơng thường chỉ mang tính chất đối phó với những rủi ro đã xảy ra nên hệ thống pháp luật thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho các NHTM trong quá trình vận hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn tác giả đã phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam giai đoạn từ 2010 đến 2014.

Đầu tiên, tác giả phân tích tình hình chung về hoạt động BLTT của hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay bao gồm các NHTM Việt Nam và các chi nhánh ngân hàng nước ngồi, trong đó chia các NHTM Việt Nam ra thành 3 nhóm theo quy mơ tổng tài sản. Từ đó tác giả chọn ra trong mỗi nhóm 3 ngân hàng để tiến hành phân tích các chỉ số về hoạt động BLTT. Kết quả phân tích cho thấy từ năm 2010 đến năm 2014, BLTT và thu nhập từ BLTT chiếm tỷ trọng khá cao trong các loại bảo lãnh của các ngân hàng này.

Tiếp theo, tác giả phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam, thơng qua phân tích các loại rủi ro trong thực tế, phân tích qua một số các chỉ tiêu định lượng đã đề cập ở chương 1, phân tích thực trạng áp dụng các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động BLTT đã được đề ra trong các nghiên cứu trước và phân tích tác động của một số nhân tố ảnh hưởng bao gồm các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Từ đó tác giả nêu ra những kết quả đạt được trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM, bên cạnh đó nêu những rủi ro cịn tồn và nguyên nhân gây ra những sự tồn tại này.

CHƯƠNG 3: C C GI I PHÁP HẠN CHẾ R I RO TRONG HOẠT ĐỘNG B O LÃNH THANH TOÁN C A CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 65)