Thực trạng rủi ro gian lận từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

2.2.1 .2Thực trạng rủi ro tín dụng

2.2.1.3 Thực trạng rủi ro gian lận từ phía khách hàng

Ngày nay, với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế và các phương tiện công nghệ kỹ thuật hiện đại, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro gian lận lừa đảo ngày càng nhiều do các đối tượng ngày càng tinh vi trong các hành vi gian lận, nhằm trục lợi từ khách hàng và từ đối tác mua bán. Một số công ty không trung thực, ký hợp đồng mua bán với khách hàng và yêu cầu ngân hàng phải phát hành BLTT, sau khi nhận hàng hóa từ đối tác, cty trốn tránh trách nhiệm thanh toán và bỏ trốn gây hậu quả nghiêm trọng đến đối tác. Hoặc các Cty câu kết với nhau ký hợp đồng mua bán khống mà không phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, yêu cầu ngân hàng phải phát hành BLTT sau đó cung cấp các hồ sơ giả mạo yêu cầu ngân hàng phải thanh toán, gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.

Như trường hợp BLTT phát sinh giữa Cty CP Thép Việt Nhật – Agribank Hồng Hà - Cty CP XNK Tân Hồng, rủi ro gian lận từ phía khách hàng cả bên bán lẫn bên mua, hai bên thông đồng ký hợp đồng khống mà khơng có hành vi mua bán hàng hóa thật.

Ơng Trịnh Khánh Hồng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ Cty Tân Hồng thành lập 2 công ty là Cty Tân Hồng và Cty Đức Hùng. Hai cơng ty có nhiều hợp đồng tín dụng tại Argribank Hồng Hà. Do kinh doanh kém hiệu quả nên khó trả nợ. Để có tiền trả nợ, Hồng đã liên hệ với một số doanh nghiệp và được đồng ý cho vay tiền. Vì muốn tránh rủi ro nên các doanh nghiệp yêu cầu phải có ngân hàng BLTT dưới dạng hợp đồng mua bán giữa Cty Tân Hồng và các doanh nghiệp, trong đó có Cty Việt Nhật phải ký hợp đồng mua bán hàng hóa khống nhằm hợp thức hóa việc cho vay vốn. Sau đó, ơng Hồng nói với Đỗ Đức Hưng – nguyên Giám đốc Agribank Hồng Hà phát hành chứng thư BLTT đối với các hợp đồng mua bán giả.

Cty Việt Nhật khơng có chức năng cho vay vốn tín dụng, nhưng đã cho Cty Tân Hồng vay lãi và để tránh rủi ro đã thơng đồng ký hợp đồng mua bán hàng hóa khống để làm căn cứ phát hành chứng thư BLTT rồi chuyển tiền cho Cty Tân Hồng vay. Hành vi này đã được cơ quan điều tra xác định là vi phạm pháp luật, tiếp tay cho Trịnh Khánh Hồng chiếm đoạt tài sản.

Cuối cùng, Cty Tân Hồng đã khơng có khả năng thanh tốn các khoản vay nợ đó, Cty Việt Nhật đã gửi cơng văn u cầu Agribank Hồng Hà thanh tốn tồn bộ số tiền bảo lãnh của Cty Tân Hồng, tuy nhiên Agribank đã không thực hiện.

Theo trường hợp trên, rủi ro gian lận lừa đảo đã xảy ra mà Agribank đã không phát hiện ra, đến khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đã làm giảm uy tín của ngân hàng. Đối với người thụ hưởng BLTT phải chịu ảnh hưởng nặng nề là có khả năng mất vốn, khơng ngân hàng được thanh tốn BLTT do có yếu tố lừa đảo trong giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)