2.2.3 .4Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý
3.1 Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại
3.1.1.3 Tiếp tục tăng cường việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động bảo lãnh
Bên cạnh công tác thẩm định khách hàng, để hạn chế rủi ro trong hoạt động BLTT, các NHTM cần tăng cường hơn nữa cơng tác quản lý, kiểm sốt sau khi phát hành bảo lãnh nhằm theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng của hai bên cũng là một khâu quan trọng mà các nhân viên ngân hàng khơng được bỏ qua.
Mặc dù quy trình, quy chế của ngân hàng đã được ban hành, tuy nhiên nếu ngân hàng lơ là trong công tác kiểm tra hoạt động bảo lãnh thì rủi ro vẫn có thể xảy ra. Do đó, việc kiểm sốt chặt chẽ hoạt động bảo lãnh tại các đơn vị kinh doanh là một điều hết sức cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đặc thù của hoạt động BLTT là bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán của bên được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nên việc kiểm tra giám sát hoạt động mua bán và thanh toán của hai bên cũng cần được quan tâm, giám sát. Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, nhân viên tín dụng cần phải theo dõi chặt chẽ tiến độ nhập hàng, bán hàng và thanh toán của khách hàng, để đảm bảo khách hàng đủ khả năng thanh toán và phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro nếu có. Ngồi ra, nhân viên ngân hàng cũng phải chú trọng việc kiểm tra định kỳ toàn diện khách hàng về hoạt động kinh doanh, tư cách pháp nhân, sự thay đổi về tình hình tài chính, tài sản đảm bảo cũng như tiến độ thực hiện các phương án do ngân hàng phát hành bảo lãnh hoặc tài trợ vốn nhằm phát hiện kịp thời những diễn biến bất thường tại doanh nghiệp, từ đó báo cáo lên cấp trên để đưa ra các biện pháp xử lý đúng đắn.
Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra nội bộ đối với nghiệp vụ bảo lãnh cũng phải được thực hiện thường xuyên và sâu sát đến từng chi nhánh, phòng giao dịch của từng hệ thống ngân hàng. Hoạt động kiểm tra bao gồm: việc phát hành thư có đúng thẩm quyền khơng, nội dung Thư bảo lãnh có điều nào bất lợi cho ngân hàng
khơng.... Trong mơ hình quản trị ngân hàng thì hệ thống kiểm sốt nội bộ ln là một yếu tố mang tính sống cịn. Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức, được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo mọi cán bộ nhân viên đều phải tuân thủ các chính sách và quy định nội bộ. Như vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ điều chỉnh hành vi của các thành phần nghiệp vụ, không chỉ giới hạn trong kiểm soát chức năng kinh doanh, kiểm sốt tài chính mà cịn điều chỉnh tồn bộ các chức năng như: quản trị điều hành, bộ máy tổ chức, nhân sự,...
Việc kiểm tra sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời các lỗi sai trong quá trình phát hành thư bảo lãnh, cũng như phát hiện kịp thời nếu có tình trạng lừa đảo, gian dối, cố tình vi phạm pháp luật xảy ra đồng thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra đảm bảo cho toàn hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, của ngân hàng. Qua đó cán bộ kiểm tra cũng có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn, mặt khác giúp ngân hàng xác định được sự chân thật trong các số liệu tại các chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng, giảm thiểu tình trạng chạy theo thành tích, chạy theo chỉ tiêu mà thực hiện sai nguyên tắc của các chi nhánh, phòng giao dịch.
Bên cạnh việc tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ định kỳ và đột xuất, các NHTM cũng nên tăng cường cơng tác kiểm sốt từ xa dưới hình thức gián tiếp thông qua báo cáo trên hệ thống mạng, phần mềm nội bộ, văn phòng trực tuyến của ngân hàng. Tất cả nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là hoạt động của ngân hàng an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của Nhà nước, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho các hoạt động cấp tín dụng nói chung và hoạt động phát hành BLTT nói riêng của các NHTM.