Cách thức triển khai hỗ trợ tâm lý bằng kỹ thuật trị liệu nhận thức hành vi

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 71)

cận này nhấn mạnh đến vai trò của đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng và nguồn ứng phó là con đường chủ yếu làm cá nhân rơi vào trạng thái căng thẳng. Kết quả nghiên cứu được phân tích trên đây cũng đã khẳng định điều này.

a. Mục đích: Sử dụng kỹ thuật trị liệu nhận thức hành vi nhằm làm giảm căng thẳng của học sinh THPT.

b. Ý nghĩa của kỹ thuật trị liệu nhận thức: Trị liệu nhận thức thường được sử dụng trong trị liệu tâm lý cho cá nhân, nhóm. Nền tảng của trị liệu nhận thức là dựa vào các hệ thống niềm tin và những chuẩn mực cá nhân, cảm nhận về cái tôi hiệu quả có ảnh hưởng mạnh đến hành vi của cá nhân. Điểm mạnh của trị liệu nhận thức là tăng cường nội lực từ mỗi cá nhân hơn là sự tăng cường đến từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài.

c. Nội dung của kỹ thuật trị liệu: Sử dụng trị liệu nhận thức nhằm làm giảm căng thẳng cho học sinh THPT bao gồm nhiều chiến lược trị liệu khác nhau nhằm thay đổi suy nghĩ và hành vi của các em về sự kiện gây căng thẳng. Kỹ thuật này dựa vào giả định là khi học sinh THPT thay đổi việc diễn giải sự kiện gây căng thẳng có thể làm thay đổi tương tác về mặt cảm xúc với sự kiện.

Đối với hỗ trợ làm giảm căng thẳng, trị liệu nhận thức giúp cho việc trang bị cho học sinh THPT những kỹ năng để hiểu biết và quản lý chúng. Trị liệu nhận thức còn là sự làm chủ và ứng phó với căng thẳng.

d. Cách thức tiến hành: Điều kiện kiên quyết cho phép diễn ra sự thay đổi do trị liệu là cần phải thiết lập được sự hợp tác trị liệu đáng tin cậy giữa nhà nghiên cứu/ người trợ giúp với học sinh thông qua sự lắng nghe tích cực và thấu cảm. Học sinh cần cảm thấy

được lắng nghe và các quan tâm của các em được hiểu biết và chấp nhận bởi nhà nghiên cứu/ trợ giúp.

- Người nghiên cứu/ trợ giúp cùng với học sinh thống nhất cách thức làm việc, xác định mục tiêu của quá trình trị liệu, liệt kê các công việc sẽ được tiến hành trong quá trình làm việc, cam kết về quyền lợi và trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên.

Sau khi đã thống nhất khái quát những công việc phải làm, nhà nghiên cứu/ trợ giúp lên mục tiêu cụ thể cho từng buổi làm việc với học sinh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Có thể thấy toàn bộ nghiên cứu được thực hiện theo một qui trình chặt chẽ và logic. Nghiên cứu đã kết hợp các phương pháp thu thập thông tin và tổng hợp thông tin. Thông tin thu về được xử lý và phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau cho phép các kết quả và kết luận đủ tin cậy và có giá trị về mặt thống kê. Kết quả điều tra tổng thể được minh họa bằng việc phân tích một trường hợp cụ thể nhằm làm rõ hơn kết quả nghiên cứu cũng như vấn đề lý thuyết mà nghiên cứu sử dụng làm hướng tiếp cận.

Bảng 7.1 Mô tả mẫu nghiên cứu Trường PTTH Trần Nhân Tông PTTH Nguyễn Trãi PTTH Nhân Chính PTTH Phạm Hồng Thái PTTH Việt Đức Số

lượng % lượngSố % lượngSố % lượngSố % lượngSố % lượngSố %

Giới tính Nam 36 11,6 72 23,2 47 15,1 87 28,0 69 22,2 311 100,0 Nữ 90 28,4 55 17,4 73 23,0 45 14,2 54 17,0 317 100,0 Tổng 126 20,1 127 20,2 120 19,1 132 21,0 123 19,6 628 100,0 Lớp Lớp 10 48 21,2 46 20,4 40 17,7 46 20,4 46 20,4 226 100,0 Lớp 11 51 22,8 41 18,3 41 18,3 45 20,1 46 20,5 224 100,0 Lớp 12 27 14,7 41 22,3 41 22,3 43 23,4 32 17,4 184 100,0 Tổng 126 19,9 128 20,2 122 19,2 134 21,1 124 19,6 634 100,0 Học lực Giỏi 18 24,3 7 9,5 20 27,0 7 9,5 22 29,7 74 100,0 Khá 92 25,1 53 14,4 79 21,5 72 19,6 71 19,3 367 100,0 Trung bình 16 9,8 55 33,5 19 11,6 47 28,7 27 16,5 164 100,0 Yếu 10 47,6 1 4,8 8 38,1 2 9,5 21 100,0 Tổng 126 20,1 125 20,0 119 19,0 134 21,4 122 19,5 626 100,0

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ CĂNG THẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Phần phân tích này tập trung trả lời những câu hỏi sau: Thứ nhất, những tác nhân nào thường gây căng thẳng cho các em và các em đánh giá như thế nào về các tác nhân đó? Thứ hai, học sinh THPT có những biểu hiện như thế nào khi bị căng thẳng? Thứ ba, khi bị căng thẳng học sinh THPT có những cách ứng phó như thế nào? Thứ tư, có mối quan hệ nào giữa mức độ căng thẳng với đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng và các cách ứng phó? Cuối cùng, bằng cách thay đổi đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng có thể làm giảm mức độ căng thẳng hay không?

3.1. TÁC NHÂN GÂY CĂNG THẲNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ CÁC TÁC NHÂN NÀY

Các tác nhân gây căng thẳng cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w