Đánh giá chủ quan của học sinh trung học phổ thông về tác nhân gây căng thẳng

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 85 - 88)

nhưng điều này thể hiện sự bồng bột ở lứa tuổi cấp 3 – lứa tuổi vị thành niên.

Không có thời gian giải trí, nghỉ ngơi, việc học thì dồn dập. (Học sinh nam, lớp 10, trường THPT Trần Nhân Tông)

Sự kiện xảy ra em thấy rắc rối, mất thời gian giải quyết. (Học sinh nam, lớp 12, trường THPT Nhân Chính).

Học nhiều không có thời gian thư giãn. (Học sinh nam, lớp 12, trường THPT Nhân Chính).

Có quá nhiều hoạt động khác nhau của trường em buộc phải tham gia.

(Học sinh nữ, lớp 11, trường THPT Nhân Chính).

Tổng hợp các sự kiện gây căng thẳng cho học sinh THPT cho thấy các sự kiện như điểm kém, thi cử, xích mích với bạn bè, liên quan đến bạn khác giới, vi phạm nội quy và luật an toàn giao thông, bị mất cắp, bạo lực học đường… là những sự kiện mang đậm dấu ấn đặc trưng cho lứa tuổi này.

Khi phân tích các câu hỏi mở, một điểm nữa cho thấy có những em chỉ đối mặt với một tác nhân gây căng thẳng trong một thời điểm, nhưng có những em cùng một lúc phải đối mặt với nhiều tác nhân. Ở tuổi học sinh THPT cảm xúc của các em bộc lộ một cách tự nhiên nhưng chưa ổn định, các em chưa biết cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Do vậy, khi cùng một lúc đối mặt với nhiều sự kiện khó khăn khác nhau các em sẽ cảm thấy lúng túng trong việc tìm cách tháo gỡ. Nếu không có sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè và giáo viên các em rất dễ có những ứng phó tiêu cực.

Đánh giá chủ quan của học sinh trung học phổ thông về tác nhân gây căng thẳng

Xuất phát từ quan điểm của Lazarus (1984,1993) cho rằng con người bị căng thẳng là do cách con người cảm nhận và đánh giá về hậu quả của sự kiện hoặc thiếu hụt khả năng ứng phó gây ra chứ không phải chính sự kiện đó. Để làm rõ cách tiếp

cận này, những phân tích dưới đây sẽ xoay quanh việc học sinh đánh giá như thế nào về những tác nhân gây căng thẳng cho các em.

Ở phần 3.1.1 cho thấy học sinh đã nhận diện được các tác nhân gây căng thẳng cho các em. Thực tế cho thấy không phải em nào khi đối mặt với những điều này đều cảm thấy căng thẳng. Bản thân sự kiện đó không gây căng thẳng cho các em, mà chính đánh giá chủ quan của các em về sự kiện đó làm các em cảm thấy căng thẳng. Nếu các em đánh giá sự kiện đó với cái nhìn tích cực thì các em có thể không gặp căng thẳng hoặc nếu gặp căng thẳng thì những sự kiện này sẽ trở thành những tác nhân tích cực thúc đẩy các em vượt qua. Ngược lại các em đánh giá các sự kiện này có thể đem đến các hậu quả xấu cho các em hoặc các em thấy mình không có khả năng ứng phó với những sự kiện này. Đây chính là điều mang đến căng thẳng cho các em.

Với câu hỏi: Tại sao sự kiện mà em nêu ra trên đây lại làm cho em cảm thấy căng thẳng? Câu hỏi này giúp các em tự do mô tả lại toàn bộ cách các em nhìn nhận sự kiện để rồi sự kiện đó trở thành tác nhân gây căng thẳng, cũng như dẫn tới mức độ căng thẳng ở học sinh.

Toàn bộ câu trả lời của các em học sinh được chúng tôi mã hóa thành 4 cách nhìn nhận từ thấp đến cao (cách thức mã hóa câu trả lời được trình bày ở chương 2).

Bảng 1.3 Nhìn nhận chủ quan của học sinh về sự kiện gây căng thẳng

Đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng

Tỷ lệ phần trăm

1 Nhận thức về áp lực không rõ ràng 9,6 2 Nhận thức về áp lực rõ ràng 43,0 3 Thấy hậu quả của áp lực/ sự kiện 25,1 4 Không thấy lối thoát 22,2

Tổng 100,0

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số các em tham gia trả lời câu hỏi này thì số lượng học sinh nhìn nhận sự kiện nhưng không thấy áp lực từ các sự kiện đó một cách rõ ràng là ít nhất chiếm 9,6% như vì sợ thi trượt, sắp tới kỳ thi tốt nghiệp và đại học, kết quả học tập không cao... Tiếp đến là 22,2% học sinh thấy căng thẳng do

không thấy được lối thoát, hướng để giải quyết vấn đề “Bởi không cảm nhận được sự bình yên, không tìm được lối thoát cho mình, không cách nào nghĩ đến những điều tốt đẹp hơn.”. 25,1% học sinh đánh giá được hậu quả của áp lực/ sự kiện này

“Em sợ bị điểm kém, sợ kém bạn, làm thầy cô, bố mẹ thất vọng, sợ điểm môn kiểm tra kém bản thân sẽ buông xuôi => học dốt => không đỗ đại học => tương lai xám xịt => bản thân khổ, người đời khinh, không ngóc đầu lên được”. Tỉ lệ cao nhất là 43% câu trả lời cho thấy nhận thức của các em về sự kiện/ áp lực một cách rõ ràng

“Vì nếu thi trượt thì sẽ thấy rất buồn, rất chán nản cảm thấy có lỗi với bố mẹ, với thầy cô”.

Số liệu thống kê không cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá chủ quan về nguyên nhân gây căng thẳng theo giới tính cũng như theo khối lớp và học lực của học sinh. Điều này cho thấy học sinh có xu hướng đánh giá như nhau về sự kiện gây căng thẳng.

NHẬN ĐỊNH CHUNG

Các tác nhân gây ra căng thẳng cho học sinh THPT được tổng hợp thành 6 nhóm liên quan đến: học tập, gia đình, bạn bè, bản thân, vi phạm quy tắc xã hội và nguồn khác (tình huống bất ngờ). Các tác nhân này xuất hiện với các mức độ khác nhau, trong đó, các tác nhân liên quan đến học tập là nguồn gây căng thẳng nhiều nhất cho học sinh THPT.

Khi đối diện với sự kiện gây căng thẳng, học sinh có nhiều cách đánh giá khác nhau liên quan đến mức độ áp lực của chúng đối với mình. Nhìn chung, các em nhìn nhận các sự kiện đó một cách âm tính, thấy có áp lực một cách rõ ràng từ những sự kiện này, sự kiện này có thể dẫn đến hậu quả xấu, thậm chí một số em không thấy lối thoát khi sự kiện xảy ra. Số học sinh đánh giá áp lực ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ không lớn. Những đánh giá này được giả thuyết là liên quan đến trạng thái căng thẳng sẽ được phân tích ở phần sau. Nhưng điều thấy ở đây là mặc dù cùng một sự kiện xảy ra nhưng cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi học sinh là khác nhau.

Nghiên cứu đã cho thấy tính không đồng nhất về các tác nhân gây căng thẳng và đánh giá về các tác nhân đó ở học sinh THPT.

3.2. BIỂU HIỆN CĂNG THẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 85 - 88)