Lý thuyết tiếp cận căng thẳng từ các tác nhân của môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 34 - 36)

gây ra căng thẳng. Căng thẳng trú ngụ trong sự kiện hơn là trú ngụ bên trong mỗi cá nhân. Xuất phát từ khoa học kỹ thuật coi toàn bộ các yếu tố gây ra căng thẳng trong

công việc giống như sự quá tải của các trang thiết bị trong máy móc bị hỏng. Khái niệm này đã được ứng dụng trong nghiên cứu căng thẳng trên con người bắt đầu bằng những nghiên cứu của Adofl Meyer vào những năm 1930. Meyer sử dụng biểu đồ giống như các bác sĩ để ghi lại thông tin y học: ngày bị bệnh nặng, yếu tố môi trường cũng như sự qua đời của người thân hoặc thay đổi công việc... Mục tiêu của ông khi sử dụng các biểu đồ này để xác định các sự kiện có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh tật của con người [60].

Khái niệm này tiếp tục được Holmes và Rahe (1967) phát triển. Họ xác định

các sự kiện trong cuộc sống gây ra căng thẳng khi những sự kiện này có thể làm

biến đổi cuộc sống của cá nhân. Họ đã đưa ra thang đo thích ứng xã hội (The social Readjusment Rating Scale) bao gồm 43 sự kiện và mỗi thang đo này ứng với một số nhóm làm thay đổi cuộc sống. Một số các sự kiện này gây ra căng thẳng một cách rõ ràng như ly dị (73 điểm) và cái chết của người thân trong gia đình (63 điểm). Các sự kiện khác cũng được đưa vào như mang thai (40 điểm) và nghề nghiệp (13 điểm). Điểm đặc biệt của thang đo này là có sự xuất hiện của cả những sự kiện tích cực và sự kiện tiêu cực. Bởi theo các tác giả các lý do dù tích cực hay tiêu cực đều có ảnh hưởng và dẫn tới sự thay đổi cuộc sống của cá nhân. Khi tổng tích hợp những sự thay đổi này có thể dẫn tới căng thẳng [42].

Holmes và Rahe quan tâm đặc biệt đến mối liên hệ giữa các sự kiện của cuộc sống này với bệnh tật [43] (Holmes và Masuda, 1974).

Mô hình này đã bị phê phán bởi nó như một sự ấn định, được sắp đặt sẵn, cá nhân trải nghiệm bao nhiêu sự kiện đặc biệt trong cuộc sống thì có số lượng căng thẳng bấy nhiêu. Bên cạnh đó, mô hình này không tính đến các nhóm người khác nhau mà chỉ sử dụng một thước đo duy nhất cho tất cả mọi người. Hơn thế nữa, có một vài sự kiện trong cuộc sống đặc trưng cho từng giai đoạn của cuộc đời mà ai cũng trải qua, từ trẻ vị thành niên đến thanh niên và đến người già.

Mặc dù bị phê phán bởi cách tính mức độ căng thẳng thông qua các sự kiện trong cuộc sống, mô hình này vẫn có những giá trị nhất định đối với các nhà nghiên cứu trong việc nhận thức về những trải nghiệm căng thẳng thường xuyên được gây ra bởi các sự kiện khác nhau trong cuộc sống. Do vậy, căng thẳng như một sự phản ứng trước thay đổi của cuộc sống không chỉ là những sự kiện âm tính đơn lẻ.

Lý thuyết tiếp cận căng thẳng như một sự tương tác

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 34 - 36)