2.1.NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN Mục đích nghiên cứu Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 57 - 58)

- Tổng quan các nghiên cứu đi trước của các tác giả trong nước và ngoài nước về vấn đề căng thẳng.

- Từ việc phân tích các quan điểm tiếp cận khi nghiên cứu căng thẳng, xác lập quan điểm tiếp cận chủ đạo trong nghiên cứu căng thẳng của học sinh THPT trên thực tiễn.

Nội dung nghiên cứu

- Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài như: khái niệm căng thẳng ở học sinh THPT, biểu hiện về căng thẳng và các tác nhân gây căng thẳng ở học sinh THPT.

- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến căng thẳng nói chung và căng thẳng ở học sinh THPT nói riêng. Từ đó chỉ ra những khoảng trống trong nghiên cứu để xây dựng nội dung nghiên cứu này.

- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: Việc lựa chọn các yếu tố phù hợp với nghiên cứu thực tiễn về căng thẳng được dựa trên kết quả nghiên cứu và tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, các quan điểm lý thuyết chung trên thế giới khi đề cập đến căng thẳng. Trong phần nghiên cứu lý thuyết chúng tôi đưa ra 3 hướng tiếp cận về căng thẳng đang được phổ biến trên thế giới như: (1) Căng thẳng như một tác nhân từ môi trường bên ngoài; (2) Căng thẳng như một sự phản ứng bên trong và (3) Căng thẳng như một sự tương tác. Để phù hợp hơn với nghiên cứu chuyên ngành tâm lý học chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận thứ 3 coi căng thẳng như một sự tương tác. Cụ thể nội dung của cách tiếp cận này đã được trình bày ở chương 1.

Toàn bộ nội dung nghiên cứu được xây dựng phù hợp với cách tiếp cận này. Đó là tìm hiểu các tác nhân gây căng thẳng cho học sinh THPT, đánh giá chủ quan của học sinh THPT về tác nhân gây căng thẳng. Để nhận biết căng thẳng của học sinh diễn

ra như thế nào chúng tôi quan tâm đến trường độ và cường độ của căng thẳng, nó thể hiện ở các biểu hiện căng thẳng, thời gian kéo dài các biểu hiện, mức độ căng thẳng. Mặc dù không quá đặt trọng tâm vào cách ứng phó của học sinh THPT khi đương đầu với căng thẳng nhưng đây cũng là một yếu tố không thể bỏ qua trong nghiên cứu này.

Cùng với đó nghiên cứu này còn quan tâm đến hỗ trợ xã hội đến từ cha mẹ, giáo viên, bạn bè và đặc điểm nhân cách – tính lạc quan bi quan có ảnh hưởng như thế nào đến căng thẳng của học sinh THPT.

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w