Lý thuyết tiếp cận căng thẳng như một sự tương tác

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 36 - 40)

bên ngoài của mỗi cá nhân. Quan điểm thứ 3 về căng thẳng là mô hình chuyển dịch hay còn gọi là mô hình về sự tương tác (transactional model) của Richard Lazarus. Quan điểm tiếp cận này nhấn mạnh đến các yếu tố tâm lý của căng thẳng nói cách khác đây còn được gọi là cách tiếp cận theo hướng tâm lý học.

Đây là mô hình được phổ biến rộng rãi đến ngày nay [51; 52]. Mô hình này xác định, căng thẳng xuất hiện khi mất đi sự cân bằng giữa những yêu cầu và các nguồn đáp ứng, đồng thời nó nhấn mạnh đến bản chất của cân bằng và mất cân bằng. Thêm vào đó mô hình này cho thấy môi trường có ảnh hưởng đến con người và ngược lại con người cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường. Để xác định căng thẳng các nhà nghiên cứu không chỉ nhìn các sự kiện môi trường cũng như không chỉ xem xét phản ứng của con người. Hơn thế nữa Lazarus cho rằng cần phải xem xét nhận thức của con người về hoàn cảnh tâm lý và đây được xem là yếu tố then chốt. Nhận thức về các tác hại, mối đe dọa và những thách thức tiềm ẩn cũng như nhận thức của cá nhân về khả năng ứng phó với vấn đề tiềm ẩn này.

Khác với Selye, các yếu tố tâm lý được Lazarus nhấn mạnh là sự tương tác và nhận thức. Các nghiên cứu của Lazarus được tiến hành chủ yếu ở trên con người. Khả năng của con người là suy nghĩ và đánh giá về các sự kiện trong tương lai có thể làm cho họ bị tổn thương, trong khi động vật không có điều này. Con người phải đối mặt với căng thẳng bởi con người có khả năng nhận thức ở mức độ cao mà những động vật khác không có.

Theo Lazarus (1984, 1993) ảnh hưởng mà căng thẳng có ở con người chủ yếu dựa trên những cảm nhận của cá nhân về sự đe dọa, tổn thương và khả năng ứng phó hơn là bản thân sự kiện gây căng thẳng đó [51; 53]. Lazarus và Susan Folkman định nghĩa căng thẳng tâm lý là “mối quan hệ đặc biệt giữa con người và môi trường đòi hỏi con người sự cố gắng hoặc nó vượt quá các nguồn lực và gây hại cho con người” (1984, tr.19) [51; 53]. Có một vài điểm quan trọng trong định nghĩa này:

- Trước tiên, lý thuyết của Lazarus và Folkman mang đến sự tương tác và chuyển dịch vị trí mà căng thẳng là nhằm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường.

- Thứ hai, lý thuyết này cho thấy mấu chốt của sự chuyển dịch là đánh giá của cá nhân về hoàn cảnh tâm lý.

- Thứ ba, hoàn cảnh này phải là sự đe dọa, thách thức hoặc có hại.

Lý thuyết tiếp cận căng thẳng từ góc độ tương tác của Lazarus tập trung vào 3 khía cạnh: (1) Đánh giá hoàn cảnh gây ra căng thẳng, (2) phân tích các yếu tố tổn thương và (3) các chiến lược ứng phó có thể đi sâu lý giải từng khía cạnh đó như sau:

- Khía cạnh đánh giá:Lazarus và Folkman (1984) nhận thấy con người sử dụng 3 loại đánh giá để đánh giá các hoàn cảnh: đánh giá lần thứ nhất, đánh giá lần thứ 2 và đánh giá lại. Tác giả cũng nhấn mạnh đánh giá lần thứ nhất không có nghĩa đứng đầu là quan trọng nhưng gọi là thứ nhất bởi nó xảy ra đầu tiên về mặt thời gian. Trước tiên khi cá nhân đối mặt với sự kiện xảy ra, cá nhân đánh giá sự kiện này bằng những thuật ngữ có thể ảnh hưởng đến họ. Người ta có thể nhìn nhận sự kiện này như một điều gì đó không có liên quan, tích cực hoặc đầy căng thẳng. Khi nhận thấy các sự kiện xuất hiện không có liên quan đến bản thân hoặc có những đánh giá tích cực về sự kiện đó thì đây được xem như những chỉ dẫn tốt cho cá nhân. Ngược lại khi đánh giá có sự căng thẳng có nghĩa là sự kiện đó được nhìn nhận là sự đe dọa, có hại và thách thức. Đe dọa, có hại và thách thức làm xuất hiện cảm xúc. Lazarus (1993) cho rằng có hại

được xem như sự phá hủy về mặt tâm lý, sẵn sàng làm gì đó, giống như bị ốm hoặc bị tổn thương; đe dọa giống như đề phòng có hại; và thách thức khi con người tự tin vượt qua những yêu cầu khó khăn. Khi đánh giá sự kiện có hại có thể tạo ra sự giận dữ, phẫn nộ, thất vọng và buồn chán; với những đánh giá có sự đe dọa dẫn tới bối rối, lo âu, sợ hãi; đi theo đánh giá thách thức có thể là kích thích hoặc đề phòng. Điều quan trọng là những cảm xúc này không tạo ra căng thẳng mà thay vào đó là căng thẳng được tạo ra do cách đánh giá của cá nhân về sự kiện gây căng thẳng [55].

Nguồn: R. S Lazarus and Folkman (1984)

Hình 1.2: Mô hình đánh giá căng thẳng

Sau khi cá nhân có những đánh giá ban đầu về sự kiện, họ cố gắng xác định những lựa chọn ứng phó có giá trị để đối mặt hoặc kiểm soát sự đe dọa, có hại hoặc thách thức. Các nguồn lựa chọn này có thể là bên trong hoặc bên ngoài, có thể là các nguồn lực hoặc các phản ứng. Trong đánh giá lần thứ 2 này, cá nhân tự đặt ra 3 câu hỏi cho bản thân. Câu thứ nhất “Có những lựa chọn nào phù hợp với tôi?”. Câu tiếp theo “Tôi có thể làm gì để áp dụng thành công các chiến lược cần thiết để giảm căng thẳng?”. Và câu cuối cùng “Liệu điều này có làm dịu bớt sự căng thẳng của tôi không?”. Mô hình này là sự tương tác trong đó các nguồn ứng phó có giá trị có ảnh hưởng mạnh tới đánh giá trong tương lai về sự kiện hoặc hoàn cảnh gây căng thẳng.

Điểm khó khăn và cũng là điểm hấp dẫn của mô hình này là sự linh hoạt. Mô hình này cho chúng ta hiểu căng thẳng như một sự kết hợp những vấn đề cá nhân và các mối quan tâm, cũng như các nguồn và các phản ứng mà cá nhân có thể tập hợp trong thời điểm có căng thẳng. Các vấn đề này có thể thay đổi theo thời gian.

- Khía cạnh tổn thương – căng thẳng xuất hiện khi cá nhân bị tổn thương, khi cá nhân thiếu các nguồn trong một hoàn cảnh quan trọng nào đó. Các nguồn này có thể là sinh

Sự kiện kích thích

Sự kiện kích thích

Đánh giá thứ 1

Đánh giá thứ 1

Liên quan và đe dọa đến bản thân

Liên quan và đe dọa đến bản thân

Không liên quan hoặc không có hại

Không liên quan hoặc không có hại

Đánh giá thứ 2

Đánh giá thứ 2

Các nguồn ứng phó không đầy đủ

Các nguồn ứng phó không đầy đủ

Các nguồn ứng phó xuất hiện đầy đủ

Các nguồn ứng phó xuất hiện đầy đủ Căng thẳng Căng thẳng Không bị căng thẳng Không bị căng thẳng Không bị Căng thẳng Không bị Căng thẳng

học hoặc xã hội nhưng tầm quan trọng của nó được các yếu tố tâm lý xác định, như nhận thức và đánh giá về hoàn cảnh.

Lazarus và Folkman (1984) khẳng định những thiếu hụt về mặt thực thể và xã hội không đủ để tạo ra tổn thương. Tổn thương không giống với sự đe dọa mà nó mang tiềm ẩn của sự đe dọa. Đe dọa tồn tại khi cá nhân nhận thấy không tự tin trong hoàn cảnh nguy hiểm, trong khi đó tổn thương tồn tại khi thiếu các nguồn ứng phó tạo nên sự đe dọa tiềm ẩn hoặc hoàn cảnh có hại [51].

- Khía cạnh ứng phó – Là thành phần quan trọng trong lý thuyết của Lazarus. Ứng phó được xem là khả năng hoặc không có khả năng đối mặt với hoàn cảnh gây căng thẳng. Lazarus và Folkman định nghĩa ứng phó là “sự thay đổi liên tục những nỗ lực của nhận thức và hành vi để quản lý các đòi hỏi đặc biệt bên trong và/ hoặc bên ngoài được đánh giá là vượt quá các nguồn lực của cá nhân” [51].

Định nghĩa này nhấn mạnh đến một số đặc trưng quan trọng của ứng phó. Trước tiên ứng phó là một quá trình thay đổi liên tục khi những nỗ lực của cá nhân đánh giá nhiều hoặc kém thành công. Thứ hai, ứng phó không phải là tự động. Phản ứng là tự động hoặc trở thành tự động thông qua trải nghiệm nhưng không được coi đây là ứng phó. Thứ ba, ứng phó yêu cầu sự nỗ lực. Khi cá nhân nhận thức không đầy đủ về phản ứng ứng phó của bản thân và kết quả có thể hoặc không thể thành công. Thứ tư, ứng phó là sự nỗ lực để quản lý hoàn cảnh; kiểm soát và điểu khiển là không cần thiết.

Tuy nhiên, con người có thể ứng phó tốt phụ thuộc vào một số nhân tố. Lazarus và Folkman (1984) cho rằng sức khỏe và năng lượng là một trong những nguồn ứng phó quan trọng. Các cá nhân khỏe mạnh có thể quản lý các đòi hỏi bên trong và bên ngoài tốt hơn nhưng người mệt mỏi, đau ốm. Nguồn thứ hai là niềm tin tích cực – có thể ứng phó với căng thẳng khi mọi người tin họ có thể mang đến kết quả thành công. Khả năng này liên quan đến nguồn thứ ba: các kỹ năng giải quyết vấn đề. Nguồn ứng phó thứ 4 là các kỹ năng xã hội. Tự tin của một cá nhân để hợp tác với người khác có thể là nguồn quan trọng trong quản lý căng thẳng. Nguồn này được gọi là hỗ trợ xã hội, hoặc cảm thấy được chấp nhận, được yêu thương và tự hào với người khác. Cuối cùng Lazarus và Folkman cũng đưa ra các nguồn vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với ứng phó [51].

Tóm lại, trong quan điểm tương tác của mình, Lazarus cho rằng các nguồn vật chất và xã hội không quan trọng bằng niềm tin cá nhân của con người về những nguồn này. Khi cá nhân có thể quản lý hoàn cảnh môi trường có căng thẳng và cảm giác tự tin rằng mình có thể điều chỉnh cảm xúc đau buồn theo 2 cách chính để ứng phó với căng thẳng.

Nhìn chung, hướng tiếp cận tâm lý coi căng thẳng là một quá trình nhận thức của chủ thể. Trong đó quá trình nhận thức là cá nhân nhìn nhận, đánh giá về sự kiện gây căng thẳng, mức độ đe dọa, nguy hiểm của tác nhân đó, các nguồn hỗ trợ để ứng phó… Chủ thể chỉ cảm thấy căng thẳng khi đánh giá của chủ thể về các sự kiện/ tác nhân gây căng thẳng là có hại hoặc thiếu nguồn hỗ trợ để ứng phó của bản thân.

Hạn chế của cách nhìn căng thẳng như một quá trình tâm lý là xem nhẹ mối liên hệ giữa phản ứng sinh học của cơ thể với các yếu tố tâm lý khác như nhận thức, xúc cảm và hành vi.

Có thể thấy rằng nghiên cứu về căng thẳng được khai thác khá rộng rãi và đa chiều ở các nghiên cứu trên thế giới với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mỗi lý thuyết về căng thẳng có những điểm mạnh và hạn chế riêng, nó tùy thuộc vào cách tiếp cận của mỗi lý thuyết đó.

Trong nghiên cứu về căng thẳng ở học sinh THPT, chúng tôi đi theo hướng tiếp cận coi căng thẳng như một sự tương tác - căng thẳng tâm lý của Lazarus. Điều này có nghĩa là không chú trọng đến cơ chế sinh lý của căng thẳng. Hướng tiếp cận này có thể được xem như phù hợp với chuyên ngành Tâm lý học.

1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂNG THẲNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 36 - 40)