Cách tính toán điểm số cho từng phần trong bảng hỏi

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 67)

chúng tôi mã hóa các câu trả lời sau nhóm chúng lại thành các nhóm tác nhân gây căng thẳng. Đó là:

- Nhóm tác nhân liên quan đến học tập/ trường học: Điểm kém, học nhiều, giáo viên trù úm, kết quả học tập không như mong đợi…

- Nhóm tác nhân liên quan đến cha mẹ/ gia đình: cha mẹ cãi nhau, cãi nhau với người trong gia đình, gia đình gặp khó khăn về tài chính, bất đồng quan điểm với cha mẹ… - Nhóm tác nhân liên quan đến bạn bè/ bạn khác giới: bạn bè hiểu lầm, chia tay với người yêu, xuất hiện tình cảm với bạn khác giới…

- Nhóm tác nhân liên quan đến vi phạm nội quy/ vi phạm luật lệ giao thông: quay cóp, trốn học, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, đèo 3 người…

- Nhóm tác nhân liên quan đến thay đổi bản thân: những thay đổi về ngoại hình, nhu cầu tự khẳng định của bản thân…

- Nhóm tác nhân khác: bị bắt nạt, mất đồ, mất tiền, đau ốm…

Phần 2: Các em tự đánh giá về mức độ căng thẳng mà sự kiện em mô tả với thang

điểm từ 1 đến 10. Với dải điểm liên tục và rộng cho phép chúng tôi lượng hóa được mức độ căng thẳng hiện nay của các em một cách chính xác và khách quan. Như vậy điểm cao nhất thể hiện mức độ căng thẳng là 10 và điểm thấp nhất là 0.

Điểm trung bình là khoảng của điểm trung vị ± 1. Điểm trung bình của nhóm bằng điểm trung bình các em học sinh.

Phần 3: Đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng. Tương tự với phần 1 đây là

câu hỏi mở cho em các em kể lại cụ thể suy nghĩ của bản thân khi đối mặt với tác nhân gây căng thẳng. Với câu hỏi này sau khi mã hóa, chúng tôi nhóm các đánh giá theo mức độ và cho điểm các mức độ này. Việc nhóm và cho điểm trong câu hỏi liên quan đến đánh giá của học sinh THPT về tác nhân gây căng thẳng được dựa trên lý luận của Lazarus khi ông nói về các loại đánh giá sự kiện dẫn tới căng thẳng. Tuy nhiên, bên

cạnh đó việc mã hóa các đánh giá của học sinh về sự kiện gây căng thẳng còn được dựa trên chính những câu trả lời của các em.

- Sự kiện diễn ra không tạo thành áp lực : 1 điểm - Thấy áp lực do sự kiện gây ra : 2 điểm - Thấy hậu quả của sự kiện : 3 điểm

- Không thấy lối thoát : 4 điểm

Phần 4: Liệt kê các biểu hiện khi gặp căng thẳng với mức độ kéo dài khác nhau. Phần

này bao gồm 37 dấu hiệu thuộc 4 nhóm biểu hiện. Trước tiên học sinh phải đánh giá xem các dấu hiệu này có xuất hiện trong tình huống căng thẳng cụ thể mà các em đã nêu ra ở phần 1 và 3. Với những dấu hiệu được nhận định là không xuất hiện các em sẽ chuyển sang dấu hiệu tiếp theo. Với những dấu hiệu được xem là có xuất hiện các em sẽ đánh dấu vào 4 phương án trả lời ứng với mức độ điểm như sau:

- Chỉ diễn ra trong 1 ngày hôm đó : 1 điểm - Hơn 1 ngày đến 1 tuần : 2 điểm - Kéo dài khoảng vài tuần : 3 điểm - Diễn ra trong vài tháng hoặc lâu hơn : 4 điểm - Biểu hiện về thực thể gồm các dấu hiệu số 1, 5, 7, 12, 26, 30, 36. - Biểu hiện về cảm xúc gồm các dấu hiệu số 2, 3, 4, 8, 9, 15, 24, 31, 35.

- Biểu hiện về nhận thức gồm các dấu hiệu số 6, 11, 13, 14, 16, 18, 19, 20,21, 22, 23, 27, 37.

- Biểu hiện về hành vi gồm các dấu hiệu số 10, 17, 25, 28, 29, 32, 33, 34.

Điểm trung bình của từng dấu hiệu là thang điểm tương ứng. Điểm trung bình của nhóm biểu hiện là điểm trung bình cộng của các dấu hiệu thuộc nhóm đó.

Phần 5: Ứng phó của học sinh. Phần này gồm 29 mệnh đề được chia thành 3 nhóm

bao gồm:

- Ứng phó tích cực gồm các mệnh đề số 2, 3, 4, 14, 16, 17, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 29.

- Ứng phó tiêu cực gồm các mệnh đề số 1, 5, 7, 8, 10, 12, 13, 18, 26. - Ứng phó lảng tránh gồm các mệnh đề số 6, 9, 11, 15, 27, 28.

Mỗi mệnh đề có 4 phương án trả lời tương ứng với số điểm sau: - Không bao giờ : 1 điểm

- Thỉnh thoảng : 3 điểm - Thường xuyên : 4 điểm

Điểm ở mức độ trung bình của mỗi yếu tố là điểm trung vị của thang điểm = 2,5. Điểm thấp nhất bằng 1 và điểm cao nhất bằng 4.

Phần 6: Hỗ trợ xã hội và đặc điểm nhân cách qua thang đo tính lạc quan - bi quan.

Hỗ trợ xã hội được xem là nguồn vật chất và tinh thần mà mỗi cá nhân nhận được thông qua các nhóm xã hội mà họ tham gia. Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm nhiều đến sự hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô giáo và bạn bè.

Một nhóm hỗ trợ này bao gồm 11 mệnh đề với 4 mức điểm tương ứng. Trong đó 1 điểm là thấp nhất và 4 điểm là cao nhất.

- Hoàn toàn sai : 1 điểm - Sai nhiều hơn đúng : 2 điểm - Đúng nhiều hơn sai : 3 điểm - Hoàn toàn đúng : 4 điểm

Điểm trung bình của mỗi nhóm hỗ trợ là trung bình tổng của các mệnh đề thuộc nhóm đó.

Với thang đo tính lạc quan - bi quan chúng tôi sử dụng thang đo của Scheier và Carver (1985). Thang đo này gồm 12 mệnh đề. Mỗi mệnh đề có điểm tương ứng 0 điểm là thấp nhất và 1 điểm là cao nhất.

Các phương pháp phân tích định lượng

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 67)