Trường độ căng thẳng của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 94 - 100)

biểu hiện kéo dài trong bao lâu. Trường độ của các biểu hiện này có thể chỉ diễn ra trong một ngày, một tuần, nhưng cũng có thể kéo dài đến một tháng hoặc lâu hơn.

Số liệu về trường độ các biểu hiện của căng thẳng hiển thị ở bảng 3.9.

Kết quả cho cho thấy phần lớn các biểu hiện kéo dài từ 1 ngày đến 1 tuần. Tỉ lệ các biểu hiện kéo dài từ vài tuần đến vài tháng là không cao.

Xét từng mặt biểu hiện (bảng 3.6) cho thấy những biểu hiện về mặt nhận thức kéo dài lâu nhất (ĐTB = 1,93, ĐLC = 0,76), tiếp đến là những biểu hiện về mặt hành vi (ĐTB = 1,82, ĐLC = 0,80), những biểu hiện về mặt cảm xúc (ĐTB = 1,80, ĐLC = 0,79) và cuối cùng là những biểu hiện về mặt thực thể (ĐTB = 1,73, ĐLC = 0,79).

Tuy những biểu hiện về mặt nhận thức không xuất hiện nhiều nhưng khi xuất hiện nó thường kéo dài hơn 1 ngày đến 1 tuần. Trong khi đó những biểu hiện về mặt thực thể xuất hiện nhiều nhưng thời gian kéo dài của các biểu hiện này lại không dài chỉ diễn trong vòng một ngày. Như vậy khi học sinh THPT bị căng thẳng được biểu hiện ra bên ngoài ở mặt thực thể. Đối với các em học sinh khi bị căng thẳng hoàn toàn có thể được đánh giá bằng những quan sát bên ngoài.

Bảng 1.6 Trường độ các mặt biểu hiện căng thẳng của học sinh THPT (ĐTB)

Thực thể 598 1,73 0,79

Cảm xúc 618 1,80 0,79

Nhận thức 622 1,93 0,76

Hành vi 603 1,82 0,80

Khi xem xét trên khía cạnh giới tính về trường độ biểu hiện của căng thẳng, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt cảm xúc khi bị căng thẳng. Đối với học sinh nữ khi bị căng thẳng, các biểu hiện về mặt cảm xúc có xu hướng kéo dài hơn so với học sinh nam. ĐTB của học sinh nữ trong biểu hiện cảm xúc là 1,91, ĐLC = 0,80 so với ĐTB của học sinh nam là 1,70, ĐLC = 0,75 với mức ý nghĩa thống kê p = 0,001. Số liệu thu được không chỉ ra có sự khác biệt về những biểu hiện ở các mặt còn lại. Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa học sinh các khối lớp trong trường độ căng thẳng.

Dưới đây sẽ phân tích trường độ các biểu hiện cụ thể ở các mặt.

Bảng 1.7 Các biểu hiện và thời gian căng thẳng của học sinh THPT

Các biểu hiện Chỉ trong ngày hôm đó Hơn 1 ngày đến 1 tuần Kéo dài khoảng vài tuần Diễn ra trong vài tháng hoặc hơn ĐTB ĐLC Biểu hiện về mặt thực thể

1. Ăn không ngon miệng 56,0 27,7 8,6 7,7 1,68 0,92 2. Buồn nôn, chóng mặt 63,8 15,1 9,2 11,8 1,69 1,06 3. Bị tiêu chảy/ bị táo bón 51,8 23,2 7,1 17,9 1,91 1,14 4. Đau ngực/ tim đập nhanh 61,3 18,8 8,7 11,1 1,70 1,03

5. Mệt mỏi 39,7 29,8 11,9 18,6 2,09 1,12

6. Thấy đau đầu/ đau dạ dày 45,2 29,6 9,6 15,6 1,96 1,08 7. Vã mồ hôi/ thấy ớn lạnh 58,7 20,3 5,8 15,2 1,78 1,10

Chung 1,73 0,79

Biểu hiện về mặt cảm xúc

1. Bồn chồn, lo lắng và sợ hãi 46,0 34,1 10,0 10,0 1,84 0,97 2. Cảm thấy bức bối, không xoa dịu được

căng thẳng 50,4 30,0 12,2 7,3 1,77 0,93

thương

4. Cảm thấy vô vọng mất phương hướng 49,3 25,7 13,9 11,1 1,87 1,03 5. Cáu kỉnh, dễ nổi nóng, dễ tức giận với

bố/mẹ 54,9 28,3 8,4 8,4 1,70 0,94

6. Dễ bị lây lan tình cảm theo hướng tiêu cực 46,6 29,2 9,9 14,3 1,92 1,06 7. Lúc vui, lúc buồn, trạng thái xúc cảm thay

đổi đột ngột mà không có nguyên nhân 34,9 25,3 13,6 26,2 2,31 1,20 8. Thể hiện sự cáu kỉnh, khó chịu với xung

quanh 52,7 25,9 9,0 12,5 1,81 1,04

9. Ủ rũ, buồn rầu, chán nản, dễ xúc động 43,0 28,6 13,1 15,3 2,01 1,08

Chung 1,80 0,79

Biểu hiện về mặt nhận thức

1. Cảm thấy mất lòng tin, hay nghi ngờ 44,9 26,7 13,5 14,9 1,98 1,09 2. Có nhiều suy nghĩ âu lo 34,9 32,2 16,2 16,7 2,15 1,08 3. Đầu óc thiếu sáng suốt không thể tập trung

vào công việc 44,8 35,2 10,9 9,0 1,84 0,95

4. Đầu óc thường nhớ lại/ hình dung lại những

gì không vui vừa diễn ra 38,6 29,3 14,6 17,5 2,11 1,11 5. Hay bỏ quên đồ đạc… hơn trước 45,7 24,4 12,6 17,3 2,02 1,13

6. Không hiểu bài 51,0 25,4 10,4 13,2 1,86 1,06

7. Không nhớ bài 51,2 24,6 10,4 13,7 1,87 1,07

8. Chậm hiểu 30,4 31,4 19,1 19,1 2,27 1,09

9. Khả năng đánh giá, nhìn nhận các vấn đề

kém hơn 42,9 31,7 13,8 11,6 1,94 1,02

10. Không có khả năng đưa ra quyết định 50,9 30,3 6,3 12,5 1,80 1,02 11. Không muốn nghĩ đến nó nữa 40,6 21,9 13,2 24,3 2,21 1,21 12. Nghĩ nhiều đến những hậu quả xấu mà sự

kiện đó có thể đem lại 31,4 32,4 15,9 20,3 2,25 1,11 13. Ý nghĩ quanh quẩn, không nghĩ được gì

đến nơi đến chốn 52,2 23,7 11,8 12,3 1,84 1,05

Chung 1,92 0,76

Biểu hiện về mặt hành vi

1. Chán ăn hơn hoặc thèm ăn nhiều hơn trước 44,9 32,3 10,1 12,6 1,90 1,02

2. Hay tranh luận 54,8 24,5 6,4 14,3 1,80 1,07

3. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều 34,6 26,5 17,6 21,4 2,26 1,15 4. Nói liên tục về một sự việc, hay phóng đại

sự việc 52,4 21,0 11,5 15,1 1,89 1,11

5. Nói năng không rõ ràng, khó hiểu 61,5 18,3 8,9 11,3 1,70 1,03 6. Thu mình lại, rút lui, không muốn tiếp xúc

với người khác 47,0 27,5 10,4 15,1 1,93 1,08

7. Trễ nải, không muốn vận động 54,7 24,1 9,4 11,9 1,78 1,04 8. Tự đổ lỗi cho bản thân/ Cho rằng mình có

lỗi 48,8 26,0 9,5 15,6 1,92 1,10

- Trường độ căng thẳng về mặt thực thể

Biểu hiện thực thể thể hiện rõ nhất qua trạng thái mệt mỏi (ĐTB = 2,09, ĐLC = 1,12); đau đầu/ đau dạ dày (ĐTB = 1,96, ĐLC = 1,08) và bị tiêu chảy/ bị táo bón (ĐTB = 1,91, ĐLC = 1,14) những biểu hiện này nếu xuất hiện nó sẽ kéo dài lâu hơn so với các biểu hiện khác.

Những biểu hiện khi xuất hiện chấm dứt nhanh là buồn nôn, chóng mặt (ĐTB =1,69, ĐLC = 1,06) và ăn không ngon miệng (ĐTB = 1,68, ĐCB = 0,92).

- Trường độ căng thẳng về mặt cảm xúc

Biểu hiện cảm xúc xuất hiện rõ nhất qua trạng thái cảm xúc không ổn định lúc vui lúc buồn (ĐTB = 2,31, ĐLC = 1,20), cảm giác cô độc (ĐTB = 2,04, ĐLC = 1,05), tâm trạng ủ rũ, buồn rầu (ĐTB = 2,01, ĐLC = 1,08). Đây là 3 biểu hiện kéo dài hơn so với các biểu hiện khác. Thời gian kéo dài của các cảm xúc này thường diễn ra trong vòng hơn 1 ngày đến 1 tuần.

Mặc dù những biểu hiện như dễ nổi nóng, cảm thấy bức bối xuất hiện khi các em bị căng thẳng, nhưng thời gian của các biểu hiện này thường diễn ra chỉ trong 1 ngày.

- Trường độ căng thẳng về mặt nhận thức

Tổng hợp số liệu các mặt biểu hiện về nhận thức cho thấy thời gian xuất hiện những biều hiện của mặt này kéo dài hơn so với các mặt còn lại. Tuy nhiên, không phải tất cả các biểu hiện này đều kéo dài như nhau có những biểu hiện diễn ra trong cả tuần nhưng cũng có những biểu hiện chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày.

Những biểu hiện kéo dài trong vòng 1 tuần đó là kết quả học tập giảm sút (ĐTB = 2,27, ĐLC = 1,09), nghĩ đến hậu quả xấu (ĐTB = 2,25, ĐLC = 1,11), không muốn nghĩ (ĐTB = 2,21, ĐLC = 1,21), suy nghĩ lo âu (ĐTB = 2,15, ĐLC = 1,11), hình dung lại chuyện vừa xảy ra (ĐTB = 2,11, ĐLC = 1,13).

Bên cạnh đó, những biểu hiện như mất niềm tin, đầu óc thiếu sáng suốt, học mà không hiểu, không có khả năng đưa ra quyết định, đánh giá vấn đề kém khi xuất hiện thường diễn ra không dài trong vòng 1 ngày.

- Trường độ căng thẳng về mặt hành vi

Những biểu hiện về mặt hành vi được đánh giá kéo dài về mặt thời gian đứng thứ hai sau biểu hiện về mặt cảm xúc. Biểu hiện kéo dài rõ nhất liên quan đến giấc ngủ hơn 1 ngày đến 1 tuần (ĐTB = 2,26, ĐLC = 1,15). Biểu hiện này được xem là một trong những biểu hiện có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của các em.

Số liệu cũng cho thấy những biểu hiện liên quan đến thay đổi về hành vi nói ít xuất hiện, khi xuất hiện chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Cụ thể, nói không rõ ràng (ĐTB = 1,70, ĐLC = 1,03), hay tranh luận (ĐTB = 1,80, ĐLC = 1,07) và nói nhiều (ĐTB = 1,89, ĐLC = 1,11).

So sánh sự khác biệt giữa đánh giá cá nhân về tác nhân gây căng thẳng với thời gian kéo dài các biểu hiện này (bảng 3.10).

Kết quả thống kê cho thấy khi học sinh nhận thức không rõ ràng về áp lực mà sự kiện gây ra có thời gian kéo dài các biểu hiện ở 4 mặt là thấp nhất. Đó là ĐTB biểu hiện về thực thể = 1,47; ĐTB cảm xúc = 1,48; ĐTB nhận thức = 1,61 và ĐTB hành vi = 1,64. Điều này có nghĩa là khi các em đánh giá các sự kiện gây căng thẳng không quá cao thì thời gian kéo dài các biểu hiện thấp chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày.

Trong khi đó với cách nhìn nhận về sự kiện càng tiêu cực thì thời gian kéo dài các biểu hiện căng thẳng càng lâu. Điển hình là với nhóm học sinh đánh giá chủ quan về nguyên nhân gây căng thẳng ở mức tiêu cực nhất là không thấy lối thoát thì thời gian biểu hiện căng thẳng ở các mặt thực thể (ĐTB = 1,80), cảm xúc (ĐTB = 1,99), nhận thức (ĐTB = 2,08) và hành vi (ĐTB = 2,01) kéo dài hơn so với những cách nhìn nhận còn lại. Thời gian kéo dài các biểu hiện căng thẳng của nhóm học sinh này không chỉ trong một ngày mà diễn ra trong 1 tuần. Những khác biệt trong đánh giá này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 1.8 Đánh giá chủ quan về nguyên nhân gây căng thẳng của học sinh với cảm nhận chủ quan về các biểu hiện của căng thẳng

Biểu hiện

Đánh giá chủ quan về nguyên nhân gây căng thẳng Số lượng ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa T M1 Nhận thức về áp lực không rõ ràng 40 1,47 0,60 M1 < M2** M1 < M3** M1 < M4** M2 Nhận thức về áp lực rõ ràng 181 1,78 0,82

M3 Thấy hậu quả của áp lực/ sự kiện 110 1,78 0,79 M4 Không thấy lối thoát 94 1,80 0,77

Tổng 425 1,76 0,79 C M1 Nhận thức về áp lực không rõ ràng 43 1,48 0,58 M1 < M2*** M1 < M3** M1 < M4*** M2 Nhận thức về áp lực rõ ràng 186 1,83 0,79

M3 Thấy hậu quả của áp lực/ sự kiện 111 1,79 0,74 M4 Không thấy lối thoát 97 1,99 0,82

Tổng 437 1,82 0,78 N M1 Nhận thức về áp lực không rõ ràng 43 1,61 0,63 M1 < M2*** M1 < M3*** M1 < M4*** M2 Nhận thức về áp lực rõ ràng 189 1,95 0,78

M3 Thấy hậu quả của áp lực/ sự kiện 111 1,99 0,72 M4 Không thấy lối thoát 96 2,08 0,73

Tổng 439 1,95 0,75 H àn h vi M1 Nhận thức về áp lực không rõ ràng 38 1,64 0,71 M1 < M4** M2 Nhận thức về áp lực rõ ràng 186 1,82 0,83

M3 Thấy hậu quả của áp lực/ sự kiện 111 1,84 0,74 M4 Không thấy lối thoát 94 2,01 0,77

Tổng 429 1,85 0,79

Ghi chú: Mức ý nghĩa ** =0,001; Mức ý nghĩa *** = 0,0000

- Tương quan giữa đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng với trường độ căng thẳng

Giữa đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng – A3 và biểu hiện căng thẳng – A4, có mối quan hệ thuận chiều với nhau. Tuy nhiên, hệ số tương quan cho thấy mối quan hệ này khá lỏng lẻo r = .123, p = 0,01. Điều này được hiểu là giữa đánh giá cá nhân về tác nhân gây căng thẳng và trường độ/ thời gian kéo dài các biểu hiện căng thẳng có tương quan thuận chiều với nhau. Điểm đánh giá cá nhân về tác nhân gây căng thẳng càng tiêu cực thì thời gian của các biểu hiện căng thẳng càng dài.

r = 0.123**

A3 Đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng A3 Đánh giá chủ quan về

tác nhân gây căng thẳng

A4 Trường độ của căng thẳng

A4 Trường độ của căng thẳng

Hình 1.1: Tương quan giữa đánh giá chủ quan về tác nhân gây căng thẳng và trường độ căng thẳng

Tuy nhiên, khi đánh giá A3 với từng biểu hiện căng thẳng, kết quả nghiên cứu không chỉ ra mối liên hệ này. Để đánh giá về tác nhân gây căng thẳng học sinh cần có những trải nghiệm để có thể đánh giá chính xác tác nhân gây căng thẳng cho chúng. Trong trường hợp này, khi mối liên hệ giữa A3 - đánh giá chủ quan về căng thẳng với A4 - thời gian biểu hiện căng thẳng không rõ ràng và khá lỏng lẻo, chúng tôi đặt ra 2 giả định để giải thích cho trường hợp này.

Giả định thứ nhất, có thể các em học sinh phóng đại tác nhân gây căng thẳng có nguy hại cho bản thân. Nhưng trên thực tế sự kiện gây căng thẳng lại không gây hại cho bản thân như các em tưởng tượng. Giả định thứ 2, các em đánh giá các biểu hiện này một cách quá mức trong khi đó tác nhân gây căng thẳng không thực sự có hại với các em hoặc các em có khả năng để vượt qua những sự kiện này. Cả hai giả định này đều đưa đến sự không thống nhất trong đánh giá về nguồn gây căng thẳng với các biểu hiện cũng như thời gian kéo dài các biểu hiện này.

Như vậy, trường độ biểu hiện căng thẳng của học sinh THPT trên cả 4 mặt là không dài, trung bình chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày đến 1 tuần. So với các mặt khác, biểu hiện ở mặt nhận thức kéo dài hơn cả, nhưng cũng chỉ diễn ra trong vòng 1 tuần.

Cường độ căng thẳng của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 94 - 100)