hưởng đến con người ở một vài cấp độ. Mỗi cá nhân phản ứng và ứng phó với các tác nhân gây căng thẳng là khác nhau tùy thuộc vào đánh giá của người đó với những tác nhân này.
Đối với học sinh THPT, có thể nhận biết sự tương tác của các em với căng thẳng được biểu hiện ở 4 mặt: (1) về mặt sinh lý (thực thể), (2) về mặt cảm xúc, (3) về nhận thức và (4) về hành vi.
- Biểu hiện về mặt sinh lý (thực thể)
Như trên đã nói căng thẳng thường biểu hiện ở những cảm xúc tiêu cực chính điều này dẫn tới những thay đổi về mặt thực thể như tim đập nhanh, tăng huyết áp, khó thở, đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường.
-Biểu hiện về cảm xúc
Khi đối mặt với căng thẳng, các cá nhân thường biểu hiện về mặt cảm xúc. Hơn thế nữa, căng thẳng thường xuất hiện qua những cảm xúc khó chịu [47](Lazarus, 1993). Không dễ dàng khi nối các loại nguồn gây căng thẳng với những cảm xúc đặc biệt. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhận thức về căng thẳng (những đánh giá về nguồn gây căng thẳng) với những cảm xúc khác nhau [76] (Smith và Lazarus, 1993). Mặc dù, các sự kiện gây căng thẳng có thể làm xuất hiện những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc tiêu cực của căng thẳng bao gồm các cảm xúc sau [47; 83](Lazarus, 1993; Woolfolk và Richardson, 1978):
- Khó chịu, tức giận, và giận dữ: Căng thẳng thường mang đến cảm giác tức giận nằm trong khoảng giữa sự khó chịu và giận dữ không thể kiểm soát. Trạng thái thất vọng là điển hình của sự tức giận.
- E sợ, lo lắng và sợ hãi: Căng thẳng có thể thường xuyên gây ra sự lo lắng và sợ hãi hơn những cảm xúc khác. Trong lý thuyết phân tâm đã chỉ ra có sự liên kết giữa xung đột và lo âu. Tuy nhiên, lo âu có thể xuất hiện khi chịu áp lực.
- Thất vọng, buồn chán, và đau khổ: Đôi khi căng thẳng cũng mang đến sự thất vọng làm cho cá nhân trùng xuống.
Bên cạnh đó còn có những cảm xúc tiêu cực khác như tội lỗi, xấu hổ, ghen tức, đố kỵ, phẫn nộ.
Bên cạnh những cảm xúc tiêu cực các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những cảm xúc tích cực xuất hiện khi cá nhân bị căng thẳng [33](Folkman, 1997). Mặc dù tác giả không chỉ rõ những cảm xúc tích cực gồm những cảm xúc nào. Nhưng tác giả cho rằng khi cá nhân gặp căng thẳng có những cảm xúc tích cực có ý nghĩa quan trọng trong việc thích ứng. Susan Folkman và Judith Moskowitz (2000) đã đưa ra bằng
chứng để cho thấy những cảm xúc tích cực có thể đưa đến sự sáng tạo và linh hoạt trong giải quyết vấn đề, tạo thuận lợi cho quá trình xử lý thông tin quan trọng cho bản thân và làm hạn chế căng thẳng ảnh hưởng đến thực thể của cá nhân [34]. Cảm xúc tích cực có thể làm nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường vốn xã hội như gia đình, bạn bè trong việc ứng phó với căng thẳng [68]. Tóm lại, cảm xúc tích cực góp phần xây dựng các nguồn xã hội, trí tuệ và thể chất để đương đầu với căng thẳng hiệu quả [35].
- Biểu hiện về mặt nhận thức
Căng thẳng biểu hiện ở mặt nhận thức làm cho cá nhân giảm sút trí nhớ, không có khả năng đưa ra quyết định, khó tập trung, suy nghĩ chậm… Chính điều này làm hạn chế khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin khi căng thẳng xảy ra đồng thời làm hạn chế việc đưa ra cách ứng phó một cách tối ưu.
Có thể thấy căng thẳng được biểu hiện qua 4 mặt khác nhau như nhận thức, cảm xúc, thực thể và hành vi. Mỗi cá nhân có những biểu hiện về căng thẳng khác nhau bởi mỗi người phản ứng và ứng phó với từng tình huống là khác nhau và cách chúng ta đối mặt với căng thẳng cũng ở những mức độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những biểu hiện và triệu chứng phổ biến chung của căng thẳng.
- Biểu hiện về hành vi
Mặc dù con người biểu hiện căng thẳng ở những biểu hiện khác nhau, biểu hiện về mặt hành vi cũng là khía cạnh quan trọng. Biểu hiện căng thẳng ở mặt cảm xúc và sinh lý thường là tự động. Những hành vi tiêu cực biểu hiện căng thẳng bao gồm những hành vi vượt quá bình thường có ảnh hưởng đến cá nhân người đó và những người xung quanh (xem bảng 1.1). Biểu hiện ở khía cạnh hành vi cũng có những hành vi tiêu cực và hành vi tích cực. Tuy nhiên, để đương đầu với căng thẳng có hiệu quả những hành vi tích cực liên quan đến hành vi ứng phó. Ứng phó được xem là những nỗ lực tích cực nhằm quản lý, giảm hoặc chịu đựng những đòi hỏi do căng thẳng tạo ra.
Có thể thấy các nhà nghiên cứu về căng thẳng đã tổng hợp và đưa ra các biểu hiện về căng thẳng trên cả 4 mặt. Càng có nhiều biểu hiện này, đồng thời thời gian kéo dài các biểu hiện này thì nguy cơ chúng ta bị căng thẳng càng cao.
Bảng tổng hợp các biểu hiện của căng thẳng dưới đây đã được Viện nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần thế giới đưa ra (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1 Tổng hợp các biểu hiện của căng thẳng
Biểu hiện về mặt thực thể Biểu hiện về cảm xúc
•Đau đầu, đau dạ dày, đau nửa đầu •Đau ngực, tim đập nhanh
•Bị tiêu chảy hay bị táo bón •Buồn nôn và chóng mặt •Giảm hứng thú tình dục •Ăn không ngon miệng •Vả mồ hôi
•Thấy ớn lạnh, run rẩy •Thấy mệt mỏi
•Ủ rũ, buồn rầu, dễ xúc động •Cáu kỉnh, dễ nổi nóng
•Bức bối, không xoa dịu được căng thẳng