Các nghiên căng thẳng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 27)

tâm đến căng thẳng. Lúc bấy giờ những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện dưới góc độ sinh lý học và y học. Một trong những người tiên phong là giáo sư Tô Như Khuê. Theo ông, căng thẳng là một phản ứng không đặc hiệu xảy ra với hầu hết mọi

người do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình huống mà con người cảm nhận một cách chủ quan là nó có thể gây ra bất lợi và rủi ro. Chính điều này gây ra những phản ứng tiêu cực của con người chứ không phải là do bản thân các kích thích. Quan niệm này của ông đề cập đến vai trò của yếu tố nhận thức. Những công trình nghiên cứu của ông và cộng sự trong giai đoạn 1967-1975 chủ yếu là phục vụ cho chiến tranh như tuyển dụng, huấn luyện nâng cao sức chiến đấu cho các chiến sĩ. Từ 1975 đến nay, những nghiên cứu của ông về căng thẳng và cách phòng chống căng thẳng đã được công bố trong đề tài cấp nhà nước về “Tìm hiểu tác dụng dưỡng sinh của võ thuật”.

Trong những năm 80 của thế kỷ XX, một chuyên khảo viết về “Căng thẳng trong thời đại văn minh” do hai bác sĩ Phạm Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiêm biên soạn và xuất bản, đã khái quát lịch sử nghiên cứu căng thẳng và cảnh báo về những nguy cơ và hậu quả của căng thẳng có thể gây ra cho con người trong xã hội hiện đại. Sự phát triển công nghiệp cũng như xã hội cùng môi trường ô nhiễm và những yếu tố nội tại trong cơ thể con người đã trở thành tác nhân gây căng thẳng [11]. Cuốn sách được coi là một trong những tác phẩm đầu tiên viết về căng thẳng ở Việt Nam.

Hai tác giả có đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu về căng thẳng ở nước ta là Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện. Hai tác giả đã có nhiều nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về căng thẳng qua việc thăm khám lâm sàng và chữa trị cho trẻ em. Một số các tác phẩm như “Căng thẳng và đời sống” (1998), “Chung sống với căng thẳng” (2004), “Căng thẳng và sức khỏe” (2004) của Đặng Phương Kiệt là sự kết hợp những tri thức khoa học cơ bản liên quan đến căng thẳng và những vấn đề cập nhật của đời sống con người Việt Nam. Những công trình nghiên cứu của Nguyễn Khắc Viện về biện pháp giải tỏa hoặc chế ngự căng thẳng đồng thời ông đưa ra hàng loạt các căn bệnh thậm chí gây tổn thương nặng, có thể dẫn tới cái chết xuất phát từ căn nguyên tâm lý – do căng thẳng gây ra mà cách chữa trị chủ yếu là tác động tới tinh thần của người bệnh.

Ở Việt Nam, một số hội nghị, hội thảo về căng thẳng cũng đã được tổ chức. Tháng 11/1997, Viện Sức khỏe tâm thần Trung Ương đã tổ chức thành công hội nghị khoa học “Những rối loạn có liên quan đến căng thẳng ở trẻ em và thanh thiếu niên” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực như tâm thần, tâm lý, y học… Trong hội nghị này, các báo cáo đã nêu lên những biểu hiện, những bệnh có thể

gặp phải cũng như cách phòng chống căng thẳng ở trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam. Năm 2001, hội thảo Việt – Pháp về Tâm lý học “Trẻ em, Văn hóa, Giáo dục” cũng có những bài viết liên quan đến vấn đề này.

Một số nghiên cứu dưới đây về căng thẳng đáng được quan tâm trong khuôn khổ luận án này.

- Nghiên cứu căng thẳng của người lao động, người quản lý

Nguyễn Thu Hà và đồng nghiệp (Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường) đã nghiên cứu đề tài “Điều tra căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế” (2006). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố từ môi trường làm việc gây căng thẳng của nghề nghiệp là: công việc quá tải, cường độ làm việc lớn, thời gian làm việc kéo dài, tính trách nhiệm trong công việc cao sự căng thẳng khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà của họ [15].

Đặng Viết Lương và đồng nghiệp (Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá trạng thái căng thẳng của nhân viên vận hành ngành điện lực” (2006). Trong nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng các phương tiện đo chỉ số tâm-sinh lý và các trắc nghiệm đánh giá trạng thái trầm cảm và lo âu. Nghiên cứu đã chỉ ra các triệu chứng biểu hiện căng thẳng của nhân viên tại đây: rối loạn thần kinh thực vật, giảm trí nhớ, tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng: tiếng ồn, yêu cầu công việc cao, thiếu không khí trong sạch [16].

Nguyễn Thành Khải với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu căng thẳng ở các bộ phận quản lý” (2001). Nghiên cứu này được tiến hành ở một số cơ quan và tổ chức chính quyền địa phương. Nghiên cứu này cho thấy phần lớn cán bộ quản lý bị căng thẳng và ở những mức độ khác nhau. Nguyên nhân căng thẳng của cán bộ quản lý do công việc căng thẳng, mâu thuẫn trong các quan hệ “dọc” và “ngang”, nội bộ mất đoàn kết...[7]

- Nghiên cứu căng thẳng của học sinh, sinh viên

Có thể điểm ra một số nghiên cứu nhỏ lẻ trên học sinh, sinh viên như sau:

“Căng thẳng trong học tập của sinh viên Đại học Sư Phạm Hà Nội” của Nguyễn Thị Hồng Nhương (2010) chỉ ra mức độ căng thẳng của sinh viên Sư Phạm Hà Nội là tương đối cao trong đó nam sinh viên có mức độ căng thẳng cao hơn so với sinh viên nữ. Căng thẳng ở sinh viên đến từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó áp lực học tập và

thi cử là những nguồn chủ yếu gây căng thẳng cho sinh viên. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù sinh viên chịu mức độ căng thẳng khá cao nhưng sinh viên chưa có cách ứng phó để phòng ngừa và giảm căng thẳng có hại cho sinh viên[13].

Nghiên cứu “Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” (2009) do Nguyễn Hữu Thụ chủ nhiệm đề tài cho thấy phần lớn sinh viên ĐHQG trong số đó có một số em bị căng thẳng ở mức độ tương đối nặng. Có nhiều nguyên nhân gây ra căng thẳng cho sinh viên. Các nguyên nhân này được chia làm 3 nhóm: môi trường học tập, các nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thứ 3 liên quan đến khả năng ứng phó của sinh viên [17].

Phạm Thanh Bình nghiên cứu “Biểu hiện căng thẳng trong học tập môn toán của học sinh THPT Yên Mỗ Ninh Bình” trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (2005). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng trắc nghiệm nhằm đánh giá mức độ căng thẳng (Soli-Bensabal), điều tra nguyên nhân gây ra căng thẳng và tiến hành thực nghiệm can thiệp nhằm làm giảm căng thẳng trong học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh nữ có mức độ căng thẳng cao hơn học sinh nam và học sinh có học lực khá có mức độ căng thẳng cao hơn so với học sinh có lực học trung bình. Nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng mức độ căng thẳng tăng dần theo khối lớp [3].

Lại Thế Luyện (2006) nghiên cứu đề tài “Biểu hiện căng thẳng của sinh viên Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên bị căng thẳng nặng có những dấu hiệu như nét mặt căng thẳng; không thể tập trung; lẵng phí thời gian; trì hoãn học tập, kết quả học tập kém. Theo tác giả nguyên nhân cơ bản gây ra căng thẳng ở sinh viên chủ yếu là do chương trình học tập nặng và sức ép của kỳ thi lớn. Nghiên cứu này đã chỉ ra tự điều chỉnh nhận thức là cách ứng phó được sinh viên thường sử dụng để đối phó với căng thẳng trong học tập [9].

Sau khi tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về căng thẳng nói chung và căng thẳng ở học sinh nói riêng, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu căng thẳng trên học sinh THPT tại Việt Nam chưa được quan tâm. Đây có thể được xem như khoảng trống cả về lý thuyết và thực tiễn. Nghiên cứu này của chúng tôi thực hiện nhằm làm đầy thêm nghiên cứu về căng thẳng ở Việt Nam.

1.2. CÁC CÁCH TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU CĂNG THẲNG

Phân tích tài liệu cho thấy có 3 cách tiếp cận đến căng thẳng: (1) là phản ứng về mặt sinh lý của cơ thể, (2) như một kích thích từ môi trường bên ngoài và (3) như một sự tương tác.

Lý thuyết tiếp cận căng thẳng như sự phản ứng từ bên trong cơ thể

Một phần của tài liệu căng thẳng của học sinh trung học phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w