5. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.3. Triển vọng trong việc thu hút vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Na
3.3.2.2. Môi trường đầu tư của Việt Nam còn chậm đổi mới và kém
tranh hơn trong so sánh với khu vực
Môi trường kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay và trong vài năm tới còn nhiều bất ổn. Mơi trường đầu tư của Việt Nam cịn có nhiều vấn đề cần phải khắc phục.
Về vấn đề kết cấu hạ tầng, hệ thống đường xá, bến cảng, sân bay, cũng như hạ tầng cơng nghiệp như điện, khí đốt, nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Về chính sách giá, Chính phủ cịn lưỡng lự đối với việc định giá theo thị trường tự do. Chẳng hạn như với ngành năng lượng, việc điều chỉnh giá cần xin sự phê duyệt. Cách kiểm soát giá này khiến các nhà đầu tư quan ngại khi họ kỳ vọng được tự thiết lập giá trên cơ sở xác lập bởi chi phí và cạnh tranh. Điều này tạo ra sự không chắc chắn đối với các nhà đầu tư.
Về doanh nghiệp nhà nước, khối này chiếm tới 40% toàn bộ nền kinh tế và hưởng nhiều ưu đãi hơn với các thành phần kinh tế khác, việc này đang hìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tổ chức này kiến nghị Chính phủ cần tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian sớm
nhất có thể, để tạo ra một mơi trường mang tính cạnh tranh hơn và hoạt động theo cơ chế thị trường.
Trong khi đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam cịn tồn tại một số bất cập. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu tính ổn định, tính minh bạch và tính khả thi của luật pháp. Lại có tình trạng thay đổi quá nhanh và đôi khi khá tuỳ tiện về một số quy định như thuế, thời hạn áp dụng, mức xử phạt...Thêm vào đó thủ tục pháp lý cịn rườm rà, thủ tục hành chính nặng nề. Tình trạng chậm trễ thường xuyên trong quá trình phê duyệt đối với những dự án, chính sách quan trọng. Sự chậm trễ trong xúc tiến các dự án cơ sở hạ tầng, bất động sản lớn.