5. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Tình hình đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam
2.1.3. Hình thức đầu tư
Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo ba hình thức, thứ nhất là đầu tư 100% vốn, thứ hai là liên doanh và thứ ba là hợp tác kinh doanh. Các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong những năm 90 đều được triển khai dưới hai hình thức chủ yếu là dự án liên doanh và dự án 100% vốn Trung Quốc. Trong đó, tuyệt đại đa số là dự án liên doanh với phía doanh nghiệp, công ty của Việt Nam. Điều này có nguyên nhân là do giai đoạn đầu các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam mang tính chất thăm dị, tìm hiểu thị trường. Nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ thị trường, chính sách của Việt Nam, cho nên việc đầu tư vốn lớn là điều khó xảy ra. Mặt khác hình thức liên doanh làm cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ tiếp cận với các nhà hoạch định chính sách cấp cao, các cấp chính quyền thơng qua phía liên doanh Việt Nam và các ưu thế trong việc liên doanh với công ty nhà nước Việt Nam đem lại như: dễ dàng hơn trong việc thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn, được bảo hộ bằng chính sách thuế quan và rào cản thương mại, tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn ; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế bởi hình thức 100% vốn nước ngồi, đồng thời dễ dàng thâm nhập vào những thị trường truyền thống và khơng mất thời gian cũng như chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng mối quan hệ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng như Trung Quốc đều muốn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi lựa chọn theo hình thức liên
doanh để tạo điều kiện phát triển các đối tác sở tại, đồng thời đưa ra những biện pháp thắt chặt hoặc hạn chế hình thức 100% vốn nước ngồi.
Bước sang thế kỷ XXI, đặc biệt là khi hiệp định khung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc được ký kết cùng với mối quan hệ song phương ngày càng tốt đẹp, thì nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đã tìm hiểu và nắm rõ thị trường, yên tâm hơn về một nền kinh tế chính trị ổn định, hiểu biết hơn về đường lối, chính sách và có kinh nghiệm trong đầu tư ở Việt Nam. Không những thế sự xuất hiện ngày càng nhiều của các khu công nghiệp và khu chế xuất cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Trung Quốc giải quyết được vấn đề khó khăn về quyền sử dụng đất, họ có thể thuê mặt bằng ở các khu này để đầu tư 100% vốn của mình. Mặt khác, hình thức 100% vốn nước ngoài làm cho các nhà đầu tư độc lập hơn, tạo điều kiện cho việc khai thác nguồn nhân công rẻ, tập trung và các ngành có yếu tố sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy, điện tử, điện da dụng, đồ chơi…. nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh và uy tín của mình tại Việt Nam nên đã chuyển sang hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài.
Bảng 2.5. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư từ 2000 – 2012 TT Hình thức Dự án Tổng số vốn (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 520 2.037.798.297 984.595.871 2 Liên doanh 176 1.025.849.726 424.028.665 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 36 73.844.475 45.656.094 4 Công ty cổ phần 11 37.376.087 32.093.562 Tổng 743 3.174.868.585 1.486.374.192
Theo bảng số liệu ta thấy rằng trong 12 năm với 743 dự án mà Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 520/743 dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 69,98%, đứng đầu trong 4 hình thức đầu tư. Tiếp sau đó là hình thức liên doanh với 176/743 dự án, chiếm khoảng 23,7%. Thứ ba là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh 36/743 dự án chiếm 4,84%. Một điều đáng chú ý là đến năm 2009 đã xuất hiện thêm một hình thức đầu tư mới, đó là cơng ty cổ phần trong FDI của Trung Quốc vào Việt Nam. Tuy nhiên số lượng dự án theo hình thức này cịn ít nhưng cũng cho thấy rằng Trung Quốc ngày càng đa dạng hóa hình thức đầu tư vào Việt Nam.