Các lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc vào việt nam từ năm 2000 đến năm 2012 (Trang 39 - 45)

5. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Tình hình đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam

2.1.2. Các lĩnh vực đầu tư

Trong những năm 90, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu là vào ngành công nghiệp nhẹ, tập trung chính vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, in ấn mác bao bì thực phẩm, sản xuất lắp ráp đồ điện dân dụng, sản xuất và lắp ráp máy nông nghiệp các loại, chế biến sản phẩm nông nghiệp, gia công chế biến chè xuất khẩu, sản xuất kinh doanh thuốc trừ sâu, sản xuất giấy dầu lợp nhà, sản xuất lắp ráp máy đếm tiền và các thiết bị có liên quan đến ngân hàng, sản xuất đầu lọc thuốc lá, thức ăn gia súc, khai thác sản xuất ván sàn và các sản phẩm từ tre nứa, chế biến thực phẩm, sản xuất nước tinh lọc và nước giải khát từ hoa quả, may mặc quần áo quy mô nhỏ, sản xuất và bán rượu trắng, khai thác quặng Cromit, sản xuất tấm thép thay thế gỗ làm cốt pha trong các cơng trình xây dựng, sản xuất gạch – men sứ, sản xuất đồ mỹ nghệ - sơn mài xuất khẩu, sản xuất giấy vệ sinh, đầu tư xây dựng cho thương mại, sản xuất đèn nê-ông quảng cáo và đèn ánh sáng tổng hợp, sản xuất tôm – cua – cá giống18…Với các lĩnh vực dịch vụ không yêu cầu nhiều vốn đầu tư như

17

Ths. Đỗ Huy Thưởng, “Những yếu tố tác động đến FDI Trung Quốc vào Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 5 (193) 2012, tr.43 - 53

18

Trần Độ - “Mấy nét khái quát về đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam 11/1991 – 7/1997” – Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc – số 5/1997

trên, điều hiển nhiên là vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam khơng nhiều, quy mơ sản xuất khơng lớn, khó có đủ điều kiện để trang bị những thiết bị cơng nghệ, máy móc hiện đại. Còn lĩnh vực kỹ thuật cao, những ngành cơng nghiệp có ưu thế của Trung Quốc như cơ khí, thiết bị thủy điện, thiết bị công nghiệp…vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam.

Bước sang thế kỷ XXI, lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc đã có sự chuyển hướng. Nhiều dự án đã chuyển sang đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác mỏ, xây dựng nhà máy luyện mangan, nhôm, gang thép, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo ngành từ 2000 – 2012 STT Ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Công nghiệp 547 2,195,465,732 1,086,800,120 2 Kinh doanh bất động sản 11 382,807,380 107,233,000 3 Xây dựng 46 237,049,771 96,057,877

4 Nông – lâm – thủy sản 24 72,264,461 33,610,710

5 Dịch vụ, lưu trú và ăn uống 15 71,101,700 33,551,524 6 Khai khoáng 6 41,259,467 21,259,467 7 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 30 29,913,473 20,731,825

8 Sản xuất, phân phối

điện, khí, nước 1

28,437,000 9,371,000

9 Thông tin và truyền thông

10 Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ

24 23,914,560 15,804,560

11 Nghệ thuật và giải trí 6 19,771,536 18,959,204

12 Tài chính,ngân hàng,bảo hiểm

2 15,300,000 15,300,000

13 Vận tải khói bụi 11 15,234,000 11,407,400

14 Dịch vụ khác 4 8,222,505 3,160,505 15 Y tế và trợ giúp XH 6 3,571,400 3,571,400 16 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 2 1,650,000 900,000 17 Cấp nước; xử lý chất thải 1 600,000 600,000 Tổng 743 3,174,868,585 1,486,374,192

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư

Qua bảng thống kê ở trên ta có thể thấy rằng trong 10 năm qua, ngành công nghiệp của nước ta là ngành nhận được nhiều dự án với số vốn đầu tư lớn nhất từ Trung Quốc, trong đó đặc biệt là công nghiệp nặng, số dự án là 547/743 chiếm tới 69,2% tổng số vốn FDI của Trung Quốc và Việt Nam.

Trong 9 tháng đầu năm 2003, số lượng vốn đầu tư của các cơng trình trong ngành công nghiệp và xây dựng Trung Quốc vào Việt Nam là 71,6% ; ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 15,4% và ngành dịch vụ ăn uống là 13%. Đến năm 2006, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc với tổng vốn đầu tư chiếm tỷ lệ cao.

Một số dự án mà Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam là: dự án mở rộng khu gang thép Thái Nguyên với số vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD; dự án của Công ty TNHH thép Fuco tại Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng vốn đầu tư là

180 triệu USD; dự án Cơng ty TNHH Khống sản và luyện kim Việt – Trung tại Lào Cai 175 triệu USD; dự án xây dựng nhà máy luyện cán thép ở Thái Bình 33 triệu USD. Ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản vẫn tiếp tục được duy trì, đứng ngay sau công nghiệp trong vị trí các ngành mà Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Chẳng hạn như khách sạn – du lịch, xây dựng văn phòng – căn hộ với những dự án lớn, đó là dự án đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu cơng nghiệp ở Hải Phịng 175 triệu USD; dự án khai thác khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản ở Tiền Giang 100 triệu USD; dự án khu đơ thị Nam Hồng Đồng I ở thành phố Lạng Sơn 19 . Ngành khai khống xếp vị trí thứ 6 với 6 dự án sau nông – lâm – thủy sản và dịch vụ ăn uống.

Đến năm 2006, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc với tổng vốn đầu tư chiếm tỷ lệ cao với 58/77 dự án chiếm 84,3%, đứng thứ hai là dịch vụ chiếm 8/77 dự án – 4,2%, cuối cùng là Nông – lâm – nghiệp có 8/77 dự án – 3,6%. Theo thống kê đến ngày 20/11/2011, trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu, tập trung 540/833 dự án, chiếm khoảng 65,5%, tiếp sau đó đến bất động sản chiếm 16% và xây dựng chiếm 6,3%, cịn lại nơng, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 4,2%. Ngồi ra, đầu tư của Trung Quốc cịn phân bố rải rác ở một số lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, khai khống, thơng tin và truyền thơng, điện, khí nước, điều hịa…

Hiện nay doanh nghiệp Trung Quốc rất nhanh nhạy trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, đặc biệt khi thuế xuất khẩu may mặc của Việt Nam được đưa xuống 0% khi vào Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam trong các nước tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

19

Ths. Đỗ Huy Thưởng, “Những yếu tố tác động đến FDI Trung Quốc vào Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 5 (193) 2012, tr. 43 - 52

Trung Quốc không phải là thành viên của TPP nên trong tương lai khi Trung Quốc muốn tiếp cận các thị trường TPP thì có u cầu bắt buộc hàng hóa xuất nhập khẩu phải có xuất xứ từ TPP. Vì vậy, Việt Nam đang trở thành mối quan tâm của các doanh nghiệp Trung Quốc để hàng hóa Trung Quốc có thể tiến vào các thị trường TPP, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may. Do đó, làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào ngành may mặc, ngành dệt nhuộm tăng lên. Năm 2006, Texhong, một trong những tập đoàn sản xuất dệt may lớn của Trung Quốc, đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai) với vốn đầu tư 200 triệu USD, sử dụng thường xuyên 2.000 lao động địa phương. Sang năm 2009, ông Hong Tianzhu, Chủ tịch Texhong, đã 2 lần đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư 2 nhà máy sợi tổng vốn đầu tư 400 triệu USD tại Quảng Ninh và Quảng Nam. Ông Hong Tianzhu cho biết : “Xuất khẩu sợi từ Việt Nam sang Trung Quốc hiện được hưởng thuế suất ưu đãi 0%. Nếu sợi xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ cũng được hưởng thuế suất 0%, công suất dự kiến tăng thêm của chúng tôi sẽ không đủ”. “Việt Nam có nhiều cơng ty kéo sợi và may mặc, nhưng không nhiều trong lĩnh vực dệt và nhuộm vải. Tơi thấy có nhiều cơ hội để phát triển trong lĩnh vực này”.

Ngoài Texhong, thì theo South China Morning Post, công ty dệt vải Pacific Textiles – Trung Quốc cũng dự kiến mở một nhà máy liên doanh trị giá 180 triệu USD tại Việt Nam cùng với tập đoàn Crystal – Hong Kong trong năm nay. Tập đoàn Crysta cũng sẽ đầu tư thêm 300 triệu Nhân dân tệ (khoảng 49 triệu USD) để nâng công suất lên 70.000 cọc sợi. Vào năm 2012, một sự dự án dệt nhuộm của Trung Quốc, Hong Kong đã được triển khai tại Việt Nam. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Nam – Việt Nam và Công ty TNHH dệt may Sunrise (Shengzhou, Trung Quốc) vào ngày 05/11/2012 đã ký hợp đồng liên doanh thành lập công ty cổ phần Dệt nhuộm Thiên Nam Sunrise. Dự kiến, dự án sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2013, với quy mô sản

xuất 1 triệu mét vải thoi/ tháng và 300 tấn vải dệt kim/ tháng. Bên cạnh đó Cơng ty TNHH Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long – Hong Kong đã tổ chức lễ khởi công dự án nhà máy sản xuất sợi tại khu công nghiệp Hải n (Móng Cái, Quảng Ninh) 20.

Ngồi ra, theo một đại diện Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư TP.HCM, trong 2 năm trở lại đây cũng có hơn 10 đồn doanh nghiệp Trung Quốc, Hồng Kơng và Đài Loan đã đến TP.HCM tìm hiểu cơ hội đầu tư vào ngành dệt may (theo đường chính thức lẫn khơng chính thức). Một trong những nguyên nhân khiến dệt may Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi chính là chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang ngày càng tăng cao. Mặc dù nguồn cung lao động khơng cịn dồi dào và giá nhân cơng đang tăng dần, nhưng so với các quốc gia châu Á khác, nhất là Trung Quốc, Việt Nam vẫn hấp dẫn về đầu tư dệt may nhờ giá lao động, giá thuê đất vẫn rẻ hơn. Mặt khác, việc Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện chính sách điều chỉnh cơ cấu sản xuất, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, tăng cường bảo vệ mơi trường, cũng góp phần dẫn đến xu hướng chuyển dịch đầu tư trên.

Thời kỳ này, công nghệ đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đã dần dần chuyển biến bởi một số doanh nghiệp lớn trang thiết bị tốt hơn so với trước đây đã dần dần thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung các thiết bị, máy móc cơng nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc đưa vào Việt Nam cịn sử dụng kỹ thuật cơng nghệ chưa cao so với các nước phát triển, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thuộc loại trung bình khơng tiên tiến và hiện đại bằng Nhật Bản, các nước tư bản Âu – Mỹ và ASEAN. Điều này cũng dễ hiểu bởi năng lực, trình độ kỹ thuật của Trung Quốc chưa phải là cao, công nghệ thường đi sau những nước phát triển. Mặt khác, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cịn ít doanh nghiệp có nguồn vốn

20

Nguyệt Thương, “Trung Quốc sẽ tăng đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam” , Thời báo kinh tế Sài Gòn online, 12/6/2013, http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/97807/

lớn, trang thiết bị hiện đại, mà đa phần là những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc. Mặc dù vậy những dự án này đã tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân Việt Nam, nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi nước này có thể tiêu thụ được nhiều máy móc thiết bị sang Việt Nam, đồng thời khai thác nhiều khoáng sản như quặng, sắt, than phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc vào việt nam từ năm 2000 đến năm 2012 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)