5. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Những tác động tích cực:
3.1.1. Bổ sung nguồn vốn vào ngân sách nhà nước, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trưởng kinh tế của Việt Nam
Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng.
FDI của Trung Quốc nói riêng, FDI vào Việt Nam nói chung là một nguồn vốn cần thiết cho sự nghiệp đổi mới của nước nhà, đã góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư, phát triển, khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong thời kỳ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Nguồn vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, đặc biệt với việc hai bên hợp tác đầu tư có hiệu quả trong nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, giao thơng vận tải góp phần tạo ra cơ sở vật chất mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng thêm năng lực sản xuất mới của toàn bộ nền kinh tế, nhất là lĩnh vực cơng nghiệp.
FDI có thể nói là một nguồn vốn quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một nước đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn FDI của Trung Quốc đã đóng góp khơng nhỏ vào GDP, tăng kim ngạch xuất khẩu và ngân sách Nhà Nước. FDI của Trung Quốc cịn tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao cơng nghệ để cải thiện chất lượng hàng hóa nhằm tăng khả năng xuất khẩu, tạo thêm việc làm giảm thiểu thất nghiệp…Đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng trao đổi quốc tế, đồng thời tiến tới cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
3.1.2. Tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế
Xuất khẩu thông qua FDI với Trung Quốc là cần thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn mở cửa đầu tiên. Có một số lý do nhất định. Thứ nhất, hàng hoá của Việt Nam nhìn chung chưa có danh tiếng trên thị trường Châu Á và thế giới. Thứ hai, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam còn rất yếu kém trong so sánh với các công ty đầy kinh nghiệm của các nước khác, xuất khẩu qua FDI của Trung Quốc là một con đường thuận lợi. Nó làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cải thiện năng suất, tăng năng lực xuất khẩu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên. Nói tóm lại, FDI là một hình thức có hiệu quả giúp hàng hoá Việt nam tiếp cận các thị trường xuất khẩu ở Trung Quốc cũng như một số nước châu Á .
Mặt khác, hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI đã góp phần mở rộng thị trường nội địa của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ khách sạn do đây là một trong những lĩnh vực mà Trung Quốc chú trọng đầu tư, kèm theo đó dịch vụ du lịch, các dịch vụ ngoại tệ, dịch vụ kinh doanh, và tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với thị trường quốc tế.
3.1.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá hiện đại hố
Trong đóng góp của các doanh nghiệp FDI nói chung vào việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta theo hướng cơng nghiệp hố, có đóng góp của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc.
Cụ thể, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong những năm qua có sự chuyển hướng từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ và công nghiệp hàng tiêu dùng sang các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo. Hiện nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc có mặt trên 52 tỉnh, thành của Việt Nam. Đầu tư
trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc của Việt Nam. Điều này đã đặc biệt góp phần vào đẩy nhanh tiến trình đơ thị hố và hiện đại hố các vùng lạc hậu, thu hẹp sự chênh lệch phát triển giữa các tỉnh nghèo và lạc hậu phía Bắc với các vùng khác của Việt Nam.
3.1.4. Cung cấp sản phẩm cho xã hội đồng thời tạo việc làm, tăng năng suất lao động suất lao động
Bên cạnh những đóng góp về ngân sách nhà nước, khả năng đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam của các dự án FDI này cịn được thể hiện thơng qua số lượng chất lượng sản phẩm cung cấp cho xã hội. Các mặt hàng điện – điện tử gia dụng, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu, các loại giống, hàng may mặc, da giày….Các dịch vụ du lịch, các cơng trình chuyển giao cơng nghệ, hỗ trợ khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng,… mà các nhà đầu tư Trung Quốc đã mang lại cho Việt Nam, cho người tiêu dùng Việt Nam. Hơn nữa sự thành công của các dự án FDI của Trung Quốc tại Việt Nam còn thể hiện ở sự thay đổi phong cách sống theo xu thế có phần “cơng nghiệp hóa” hơn của một bộ phận tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ trong việc sử dụng và thường thức các sản phẩm công nghiệp. Ổn định thị trường trong nước thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp FDI sản xuất thay cho một số sản phẩm phải nhập khẩu trước đây.
Ngồi ra cịn mang lại thu nhập cho người lao động, giải quyết công ăn việc làm. Các dự án FDI của Trung Quốc đa số là các dự án sử dụng lao động nên đã giải quyết nhiều việc làm cho rất nhiều lao động Việt Nam, trong đó có nhiều lao động dơi dư từ ngành nơng nghiệp. Tính đến tháng 8/2005, các dự án này đã tạo ra hơn 53.000 việc làm tại các tỉnh thành Việt Nam27. Thu nhập tại khu vực FDI được cải thiện rất nhiều và sẽ còn tiếp tục tăng lên. Điều
27
Trần Thị Hương, “Nghiên cứu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam, một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư này”, Luận văn thạc sỹ kinh tế 2006
này chứng tỏ lợi nhuận của các dự án đã được chuyển một phần sang lương của công nhân nội địa. Bên cạnh đó điều này cũng làm cho mức sống của người dân tăng rõ rệt.