Nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc vào việt nam từ năm 2000 đến năm 2012 (Trang 75 - 76)

5. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.4. Giải pháp gợi mở cho Việt Nam trong thu hút FDI của Trung Quốc

3.4.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp nhận những công nghệ mới, hiện đại nhằm cải thiện cũng như nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm. Thêm vào đó, cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao. Các doanh nghiệp Việt

Nam cần phải mở rộng và phát triển thêm nhiều ngành nghề để có thể thu hút FDI cả về chiều rộng cũng như chiều sâu.

Bên cạnh đó, nên phát triển thêm cơng nghiệp hỗ trợ. Ngồi hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trị rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cơng nghiệp chính và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố.

Một điều quan trọng nữa mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý tới đó là bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trên thực tế, vai trị của cơng đồn, nhất là cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Do phần lớn công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đều phải thuê nhà ở, giá thuê cao so với thu nhập của người lao động, điều kiện sinh hoạt có nhiều bất tiện, đời sống văn hóa tinh thần khó khăn, rất ít địa điểm sinh hoạt văn hóa, ít có điều kiện đọc sách báo, tập luyện thể thao… Còn nhiều doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức cơng đồn, một số Cơng đoàn cơ sở thiếu trách nhiệm, chưa chủ động phối hợp với người sử dụng lao động giải quyết những khó khăn, bức xúc của người lao động34.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc vào việt nam từ năm 2000 đến năm 2012 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)