Những tác động tiêu cực:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc vào việt nam từ năm 2000 đến năm 2012 (Trang 60 - 64)

5. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2. Những tác động tiêu cực:

3.2.1. Làm gia tăng tình trạng nhập siêu của Việt Nam

Thời gian qua, cùng với việc tăng vốn đầu tư vào Việt Nam, nhiều công ty Trung Quốc còn tiến vào thị trường Việt Nam thông qua con đường đấu thầu các dự án điện, khai khống, dầu khí, luyện kim, hóa chất nhờ bỏ thầu giá rẻ theo hình thức EPC (thiết kế, cung cấp máy móc và xây dựng). Sau khi thắng thầu, họ thường mang vào Việt Nam khá nhiều trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu. Hầu hết đều có giá rất rẻ do chi phí nhân cơng của Trung Quốc thuộc vào loại thấp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hỗ trợ xuất khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau. Với giá rẻ, mẫu mã và chủng loại phong phú, đa dạng, hàng tiêu dùng Trung Quốc được nhiều người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt người thu nhập thấp chấp nhận. Nguyên phụ liệu từ Trung Quốc được nhập khẩu nhiều cũng do giá rẻ, nhất là khi Việt Nam chưa có ngành cơng nghiệp phụ trợ đủ mạnh để cung cấp nguyên phụ liệu cho các ngành gia cơng xuất khẩu. Máy móc thiết bị giá rẻ của Trung Quốc được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do khả năng tài chính hạn chế của họ.

Trong năm 2011, những nhóm hàng hóa nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc gồm có: máy móc, thiết bị 4,7 tỷ USD, chiếm 21,33% tổng kim ngạch, tăng 17,47% so cùng kỳ; vải may mặc 2,57 tỷ USD, chiếm 11,67%, tăng 28,72% so cùng kỳ; Máy vi tính điện tử 2,01 tỷ USD, chiếm 9,14%, tăng 35,31%; Điện thoại 1,53 tỷ USD, chiếm 6,93%; sắt thép 1,28 tỷ USD, chiếm

5,82%; xăng dầu 1,19 tỷ USD, chiếm 5,39%.28 Tuy nhiên, danh mục hàng hóa mà Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm hơn và có mối ràng buộc khăng khít sâu sắc tới huyết mạch của kinh tế.

3.2.2. Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ

Mục tiêu của Trung Quốc là dịch chuyển các cơ sở sản xuất thâm dụng nhiều lao động, mức lương thấp, hàng hóa giá rẻ và cơng nghệ khơng cao ra nước ngồi. Trong khi đó Việt Nam đang ở đà phát triển cần xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng để đáp ứng cho nhu cầu này, số lượng máy móc và trang thiết bị mà Việt Nam nhập khẩu của Trung Quốc là rất nhiều. Tuy nhiên những công nghệ mà các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển vào Việt nam thường là những công nghệ lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp và gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Hệ quả là doanh nghiệp Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng thấp, khó tham gia vào mạng sản xuất tồn cầu. Đây chính là hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc tại Việt nam.

3.2.3. Hiệu ứng lan tỏa của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc sang các khu vực khác thấp khu vực khác thấp

Các dự án FDI của Trung Quốc được hưởng nhiều ưu đãi song họ khơng có hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Ở nhiều dự án, họ kéo theo những lao động, máy móc, thiết bị, cơng nghệ lạc hậu sang làm việc, họ đã tước đoạt quyền phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Họ chèn ép các doanh nghiệp Việt Nam, thay vì mất họ lại được hưởng lợi rất nhiều. Điều này lý giải tại sao lại có tới 90% cơng trình xây dựng trọng điểm của Việt Nam hiện đều nằm trong tay Trung Quốc.

28

“Những nhóm hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc 11 tháng đầu năm 2011”, 6/1/2012, http://www.baomoi.com/Nhung-nhom-hang-hoa-chu-yeu-nhap-khau-tu-Trung-Quoc-11-thang-dau-nam- 2011/45/7674934.epi

Không những vậy, tỷ lệ dự án FDI của Trung Quốc giải thể trước thời hạn, dự án xin giãn tiến độ, các dự án chậm triển khai, các dự án có nhà đầu tư bỏ trốn tương đối cao. Tỷ lệ viêc làm mới tạo ra không tương xứng. Thu nhập bình quân của nguồn lao động mặc dù được đánh giá cao hơn doanh nghiệp tư nhân trong nước, song lại thấp hơn doanh nghiệp nhà nước. Nhu cầu về nhà ở, đời sống văn hóa của người lao động cịn nhiều bức xúc, chưa được đáp ứng.

3.2.4. Lao động FDI vào Việt Nam còn nhiều bất cập

Mặc dù nguồn vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp một phần khơng nhỏ vào giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động. Song bên cạnh đó FDI của Trung Quốc đi đến đâu là kéo theo người lao động Trung Quốc di dân đến đó ln. Điều đáng nói ở đây là người lao động Trung Quốc vào Việt Nam được gắn mác chuyên gia, kỹ sư song khơng ít người lại chỉ làm những cơng việc mang tính chất của lao động phổ thông. Không những vậy, theo thống kê của Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Bình Thuận thì tại cơng trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có tới 528 lao động là người Trung Quốc nhưng trong số đó chỉ có 283 lao động có giấy phép, còn lại là lao động chui. Số lượng lao động Trung Quốc tại Vĩnh Tân mỗi năm một tăng rất nhanh. Nếu như đến tháng 7/2012 chưa tới 300 người thì đến tháng 12/2013 lên đến 610 người. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại tỉnh Trà Vinh, hiện có 920 lao động, hầu hết là người Trung Quốc, đang làm việc tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh).Thế nhưng trong đó chỉ có 517 lao động được cấp giấy phép lao động, đang xin cấp giấy phép 165 lao động, miễn cấp giấy phép tám lao động và 230 lao động đang làm việc nhưng chưa

được cấp giấy phép.29 Điều này không những làm ảnh hưởng tới lao động Việt Nam mà cịn gây ra khó khăn trong việc quản lý lao động người Trung Quốc tại nước ta khi mà họ hoạt động khơng có giấy phép.

3.2.5. Hiện tượng chuyển giá, trốn thuế

Một số nhà đầu tư Trung Quốc có biểu hiện áp dụng các thủ thuật chuyển giá tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị…), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, các loại chi phí, các dịch vụ…tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Khơng chit vậy họ cịn chèn ép đa số doanh nghiệp Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp FDI Trung Quốc trở thành 100% vốn nước ngoài.

3.2.6. Hiện tượng thao túng kiểm soát thị trường Việt Nam

Khi đầu tư vào Việt Nam quá nhiều, các nhà đầu tư Trung Quốc nắm phần khống chế một số ngành quan trọng của Việt Nam thì Việt Nam sẽ lệ thuộc vào họ. Sự phụ thuộc này sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam luẩn quẩn kiếp làm gia công cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Hoặc như trước những khó khăn về tài chính hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước bán một phần vốn cổ phần cho doanh nghiệp Trung Quốc. Những công ty Trung Quốc sẽ mua những cổ phần này. Nếu họ mua được nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong Hội đồng quản trị, họ sẽ thao túng kiểm soát thị trường Việt Nam.

3.2.7. Tàn phá mơi trường, bịn rút tài nguyên

Theo thống kê các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong nước

29

Thái An, “Lao động Trung Quốc khắp Bắc Nam và lý lẽ FDI”, 1/4/2014, http://baodatviet.vn/kinh- te/doanh-nghiep/lao-dong-trung-quoc-khap-bac-nam-va-ly-le-fdi-3031474/

(chiếm tới 70% dự án và xấp xỉ 60% tổng vốn đầu tư)30, đáng chú ý có các ngành: sắt thép, xi măng, bauxite. Mục đích đầu tư của Trung Quốc không chỉ riêng ở Việt Nam mà với đa số các nước ở Châu Á là nhằm tìm kiếm tài sản chiến lược và chiếm lĩnh tài nguyên của các nước nhận đầu tư. Không những thế, Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh vốn FDI sang Việt Nam trong các lĩnh vực dệt may, da giày với việc quốc gia này có thế mạnh trong các khâu sản xuất sợi, nhuộm, in của chuỗi cung ứng ngành dệt. Tác động của việc doanh nghiệp nước ngồi (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp Trung Quốc) đón đầu TPP có thể khiến Việt Nam tiếp tục rơi vào bẫy tự do hóa thương mại kiểu mới - tiếp tục đóng vai trị gia cơng chế biến để nhận mức lợi nhuận mỏng do khơng có cơng nghệ và không làm chủ được nguồn nguyên liệu. Ngồi ra, các vấn đề về mơi trường cũng trở thành vấn đề nhức nhối hơn đối với chính quyền địa phương các cấp - nơi có đặt các nhà máy dệt, nhuộm, in, thuộc da... Những chất thải của các nhà máy không được xử lý triệt để gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc vào việt nam từ năm 2000 đến năm 2012 (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)