5. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2. Những tiền đề để thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
1.2.3. Một số hiệp định ký kết tạo điều kiện cho FDI Trung Quốc vào Việt Nam
Những điều kiện thuận lợi ở trên đã tạo điều kiện để Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược “Hướng ra thế giới” của Trung Quốc.
1.2.3. Một số hiệp định ký kết tạo điều kiện cho FDI Trung Quốc vào Việt Nam Nam
Hiệp định quan trọng đầu tiên nhằm tăng cường hợp tác cũng như đảm
bảo quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư đó là “Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ cộng hịa XHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hịa nhân dân Trung Hoa” được ký chính thức vào ngày 28/12/1992. Mục đích của hiệp định là khuyến khích bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư của hai nước, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi nhằm phát triển sự hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Chẳng hạn như, Điều 2 “1. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích các nhà đầu tư
của Bên ký kết kia đầu tư trên lãnh thổ của mình và chấp nhận những đầu tư đó phù hợp với luật và quy định của mình.
2. Mỗi Bên ký kết sẽ giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để làm visa và cấp Giấy phép hoạt động cho công dân của Bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình đối với những hoạt động liên quan đến đầu tư đó”. Hay Điều 3 khoản 1 “Những đầu tư và các hoạt động liên quan đến đầu tư của các nhà đầu tư của mỗi Bên ký kết sẽ được đối xử công bằng, thoả đáng và được bảo hộ trên lãnh thổ của Bên ký kết kia”9. Tiếp theo Hiệp định trên, các Bộ, ngành và địa phương của hai bên cũng đã ký kết nhiều văn bản về hợp tác đầu tư khác.
8
Ths. Lê Tuấn Thanh, “Đặc điểm đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 7 (77) 2007, tr.48 - 58
9
Đặc biệt khi Hiệp định khung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc được ký vào tháng 11/2002 . Trong đó điều khoản quy định về đầu tư là: “Để thúc đẩy đầu tư và thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh, tự
do, thuận lợi và minh bạch, các Bên đồng ý:
(a) tiến hành đàm phán nhằm tự do hố tích cực cơ chế đầu tư;
(b) tăng cường hợp tác về đầu tư, tạo thuận lợi cho đầu tư, và cải thiện tính minh bạch của các qui định và quy chế đầu tư;
(c) đưa ra cơ chế bảo hộ đầu tư ” 10
Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy gắn kết giữa ASEAN và Trung Quốc, gần đây Trung Quốc đã tuyên bố thành lập Quỹ Hợp tác Đầu tư ASEAN – Trung Quốc chi 10 tỷ USD cho các dự án hợp tác đầu tư lớn của ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng và tài nguyên, công nghệ thông tin và truyền thông một số lĩnh vực khác.
Sau khi hiệp định này được ký kết vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên đáng kể. Vốn bình quân đầu tư đối với mỗi dự án khoảng 4,3 triệu USD, có những dự án trên 1 triệu USD đến 10 triệu USD. Các dự án trên 10 triệu USD đến 100 triệu USD chủ yếu xuất hiện từ năm 2007 đến nay. Trong đó điển hình như : dự án của cơng ty TNHH thép Fuco tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng đầu tư là 180 triệu USD là dự án lớn nhất mà Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam 11 .
Ngoài những hiệp định nêu trên, hai bên còn đề xuất các dự án đưa vào khuôn khổ hợp tác “ Hai hành lang, một vành đai kinh tế ”. Sáng kiến xây
10
“Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc”, Thư viện pháp luật Việt Nam
11
Ths. Đỗ Huy Thưởng, “Những yếu tố tác động FDI Trung Quốc vào Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 5 (193) 2012, tr. 43 - 53
dựng “ Hai hành lang, một vành đai kinh tế ” được Việt Nam đưa ra vào tháng 5/2004 trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, được triển khai vào năm 2005 với hai giai đoạn : giai đoạn 1 từ 2005 đến 2010 và giai đoạn 2 từ 2010 đến 2020. Hợp tác này bao gồm 3 mục tiêu chính là :
Thứ nhất, tập trung xây dựng và phát triển hai hành lang và một vành đai trên trở thành 3 tuyến kinh tế mạnh, chủ lực trong việc phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thứ hai, khai thác triệt để nguồn lực tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên hành lang và vành đai.
Thứ ba, thông qua triển khai hợp tác khu vực, thúc đẩy hịa bình, hữu nghị của khu vực biên giới hai nước và khu vực vịnh Bắc Bộ; đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác Trung Quốc và ASEAN.
Khi hợp tác “ Hai hành lang, một vành đai kinh tế” được triển khai, các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Việt Nam khá quan tâm và triển khai tốt việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 1.2: Số dự án FDI còn hiệu lực của Trung Quốc ở một số tỉnh nằm trong “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” tính đến hết năm 2010 là
STT Tỉnh Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) 1 Lào Cai 21 408 2 Hà Nội 166 105 3 Quảng Ninh 54 370 4 Hải Phòng 42 384
Hợp tác “ Hai hành lang, một vành đai kinh tế ” được triển khai không chỉ tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút FDI của Trung Quốc mà cịn góp phần phát triển kinh tế hai nước đặc biệt là các vùng biên giới với nền kinh tế cịn khó khăn.
Tóm lại những hiệp định trên đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc mở ra những cơ hội hợp tác đầu tư mới cho Việt Nam và Trung Quốc.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012