5. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.4. Giải pháp gợi mở cho Việt Nam trong thu hút FDI của Trung Quốc
3.4.2.3. Chống sự lệ thuộc vào Trung Quốc
Không để các cơng ty Trung Quốc kiểm sốt thị trường cũng như thực hiện chiến lược thâu tóm. Hiện nay, nhều doanh nghiệp khi rơi vào tình trạng khó khăn về vốn thì sẽ nghĩ đến giải pháp là đa dạng hóa sở hữu, bán một phần vốn cho doanh nghiệp nước ngoài. Việc bán cổ phần đầu tư như vậy sẽ thu hút được cổ đơng chiến lược là những người có vốn, có thị trường. Tuy nhiên, đa số các công ty nước ngoài nhảy vào mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam lại là các công ty Trung Quốc. Sau một thời gian, nếu như
34
“Chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động” – 28/07/2014, http://www.baomoi.com/Cham-lo-bao-ve- quyen-va-loi-ich-cho-nguoi-lao-dong/47/14421558.epi
họ mua được nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị thì nghiễm nhiên cơng ty đó sẽ trở thành cơng ty Trung Quốc mặc dù vẫn mang tên Việt Nam. Và khi số lượng các công ty như vậy ngày một nhiều lên sẽ dẫn đến tình trạng Trung Quốc kiểm soát thị trường nước ta. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam nên mở rộng đối tác đầu tư, không chỉ nguyên với Trung Quốc mà nên tiến hành hợp tác với các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản…Bên cạnh đó, trước khi hợp tác đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tiến hành thanh tra, kiểm tra năng lực tài chính của chủ đầu tư, việc chuyển giao công nghệ cũng như tiến độ thực hiện để đảm bảo đúng quy trình cũng như chất lượng.
Ngồi ra, cần phải có chính sách để quản lý lao động Trung Quốc, tránh tình trạng lao động tự do, khơng có giấy phép gây ảnh hưởng tới chất lượng lao động, cũng như an ninh.
KẾT LUẬN
Việt Nam chính thức ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngồi từ năm 1987. Trong 25 năm qua, có thể nói hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của nước ta. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn chiếm gần 30%. Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước, tạo ra khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, hiện chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (kể cả dầu thô), tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế mới, tạo ra nhiều việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng hiện đại hố, thúc đẩy tính cạnh tranh trong nước… Vì vậy, chính sách nước ta cần đưa ra những thông điệp rõ ràng về định hướng thu hút FDI từ các nước trên thế giới.
Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Đức, đứng thứ 2 thế giới về ngoại thương. Năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới về đầu tư ra nước ngồi. Đến 2020, Trung Quốc có nhiều khả năng trở thành nhà đầu tư dẫn đầu thế giới. Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới và là một nước có ảnh hưởng quan trong ở châu Á.
Trung Quốc và Việt Nam lại là những nước láng giềng, không những gần gũi về địa lý, lại đã từng có mối quan hệ hữu nghị hợp tác lâu dài. Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng như: cùng là những nước chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp cũ sang cơ chế thị trường, cùng là những nước kiên trì định hướng XHCN, và có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội. Trong điều kiện đó, Việt
Nam và Trung Quốc có nhiều khả năng thuận lợi để trở thành những đối tác chiến lược lâu dài.
Theo xu thế hợp tác cùng phát triển của thế giới cũng như để phục vụ nhu cầu phát triển nền kinh tế trong nước, Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, kể từ đó mở ra một trang mới trong lịch sử hợp tác giữa hai quốc gia. Sau khi tiến hành bình thường hóa quan hệ, Trung Quốc và Việt Nam đã ký nhiều hiệp định đặt cơ sở cho sự hợp tác kinh tế cũng như tạo điều kiện cho vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam như : Hiệp định mậu dịch giữa hai nước, hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới; hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc; hiệp định về giao thông vận tải giữa hai nước; hiệp định hợp tác kinh tế - kỹ thuật Việt – Trung…
Bên cạnh đó, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh chiến lược “Đi ra ngồi”, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm nơi cung cấp nguyên nhiên liệu đồng thời nâng cao vị thế kinh tế của mình. Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí nhân cơng rẻ, giữa hai nước cũng đã có đầy đủ cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành điểm đến của nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc.
Những năm 90 của thế kỷ XX khi mà 2 nước mới bắt đầu bình thường hóa quan hệ, vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chưa nhiều, địa bàn đầu tư còn nhỏ hẹp, chủ yếu là các tỉnh và thành phố có giao thơng thuận lợi và gần với Trung Quốc. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung và các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến và xây dựng, kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XXI, dịng vốn này đã có sự thay đổi đáng kể trên tất cả các phương diện. Đặc biệt có sự chuyển dịch lĩnh vực đầu tư, do cần đáp ứng nhu cầu ở trong nước, nên Trung Quốc chuyển sang đầu tư chủ yếu và ngành công nghiệp nặng của Việt Nam, bên cạnh đó cũng chú trọng vào ngành dệt may. Không những vậy, vốn đầu tư của Trung Quốc đã xuất hiện ở 52 tỉnh thành
của nước ta, số dự án và vốn đầu tư cũng tăng lên đáng kể. FDI của Trung Quốc vào Việt Nam dưới 3 hình thức là 100% vốn nước ngoài, liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngoài ra đến năm 2009 xuất hiện thêm một hình thức mới đó là cơng ty cổ phần. Trong các hình thức này số vốn theo hình thức 100% vốn nước ngồi chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã đem lại cho nước ta nhiều lợi ích như bổ sung nguồn vốn vào ngân sách nhà nước, góp phần vào tăng trưởng kinh tế; tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa; cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán; cung cấp sản phẩm cho xã hội đồng thời tạo việc làm tăng năng xuất lao động. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà nguồn vốn này mang lại thì có một số vấn đề đặt ra mà ta cần phải xem xét và có chính sách nhằm giải quyết những vẫn đề đó như tình trạng nhập siêu ngày càng tăng khiến cho kinh tế nước ta ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Từ sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, việc hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư được đẩy mạnh, đồng hành với nó là nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cảu Việt Nam bắt đầu gia tăng mạnh từ năm 2000. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt qua cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhập siêu từ Trung Quốc tăng đều đặn hàng năm, trong năm 2010 con số nhập siêu đã tăng vọt lên 12,7 tỷ USD. Từ năm 2002 đến 2010, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần, hàng tiêu dung có xuất xứ Trung Quốc hiện diện khắp nơi từ trung tâm thương mại, siêu thị đến chợ lẻ, cửa hàng tạp hóa…. Bên cạnh đó là sự yếu kém trong việc chuyển giao công nghệ, vấn đề việc làm của lao động trong nước, mặc dù nguồn vốn FDI của Trung Quốc góp phần vào việc giải quyết việc làm ở nước ta song FDI đi đến đâu là kéo theo một bộ phận lao động Trung Quốc đến đó, điều này gây ra nhiều bất lợi cho nước ta, thêm vào đó là những vấn đề tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an nình.
Việc thu hút FDI của nước ngồi nói chung và Trung Quốc nói riêng là điều quan trọng nhằm tạo động lực để phát triển nền kinh tế đất nước. Song Đảng và nhà nước ta cần phải có những chính sách nhằm tận dụng nguồn vốn ấy một cách có hiệu quả, đồng thời giải quyết những vấn đề còn tồn tại do tác động của FDI Trung Quốc gây ra, đặc biệt là phải giải quyết triệt để tình trạng nhập siêu nhằm hạn chế sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang A, “Đau đầu chuyện nhập siêu từ Trung Quốc”, sgtt.vn,
http://sgtt.vn/Thoi-su/145806/Dau-dau-chuyen-nhap-sieu-tu-Trung- Quoc.html, 05/06/2011
2. D.Anh, “Doanh nghiệp Việt gọi vốn Tàu cho dự án khủng”, vietnamnet.vn,
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/148551/dn-viet-goi-von-tau-cho-du-an- khung.html, 14/11/2013
3. Thái An, “Lao động Trung Quốc khắp Bắc Nam và lý lẽ FDI”, 1/4/2014, http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/lao-dong-trung-quoc-khap-bac- nam-va-ly-le-fdi-3031474/
4. PGS.TS Nguyễn Kim Bảo (1997), “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc”, Viện nghiên cứu Trung Quốc số 6 (16) tr. 7 - 15
5. Tạp chí Tài chính, “Bí quyết thu hút FDI của một sô nước Châu Á và bài học cho Việt Nam”, 17/10/2013, http://tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh- luan/Bi-quyet-thu-hut-FDI-cua-mot-so-nuoc-chau-A-va-bai-hoc-cho-Viet- Nam/34326.tctc
6. Bích Diệp, “Vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đạt gần 3,2 tỷ USD”, baomoi.com, http://www.baomoi.com/Von-FDI-cua-Trung-Quoc-vao-Viet- Nam-dat-gan-32-ty-USD/45/6829538.epi, 17/8/2011
7. Trần Độ (1997), “Mấy nét khái quát về đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam 11/991 – 07/1997”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5
8. Châu Giang, “Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc: Động cơ và hệ lụy”, vietnamnet.vn, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-05-11-dau-tu-nuoc- ngoai-cua-trung-quoc-dong-co-va-he-luy, 12/05/2011
9. Nguyễn Thu Hằng, “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam: tác động và một số vấn đề đặt ra”, luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế 2012
10. Ths. Nguyễn Phương Hoa (2011), “Quan hệ Trung Việt trong thời kỳ chiến tranh lạnh 1950 - 1975”, Viện nghiên cứu Trung Quốc số 3 (111) tr.35 - 46
11. Ths. Nguyễn Phương Hoa, “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua”, vnics.org.vn,
http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=186
12. Hồng Xn Hịa – Trần Thị Thanh Nga (2006), “Đầu tư ra nước ngồi chính sách phát triển mới của Trung Quốc”, Nghiên cứu Trung Quốc số 3 (67) tr.20 - 26
13. Phạm Huyền, “Nghịch lý từ cái bóng nhập siêu Trung Quốc”, vef.vn,
http://vef.vn/2010-12-29-nghich-ly-tu-cai-bong-nhap-sieu-trung-quoc,
30/12/2010
14. Trần Thị Hương, “Nghiên cứu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam, một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư này”, Luận văn thạc sỹ kinh tế 2006
15. Cù Ngọc Hường (2001), "Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam", Nghiên cứu Trung Quốc (6)
16. Dỗn Cơng Khánh (2008), “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc và những vấn đề đặt ra” Nghiên cứu Trung Quốc số 4 (83) tr.41 - 51
17. Ths. Nguyễn Việt Khôi (2007), “Công ty xuyên quốc gia và sự điều chỉnh chiến lược đầu tư ở Trung Quốc”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 5 (133) tr.64 – 70
18. Tùng Lâm, “Gia tăng đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam”, vietbao.vn,
http://vietbao.vn/O-to-xe-may/Gia-tang-dau-tu-Trung-Quoc-tai-Viet- Nam/61002753/376/, 27/10/2007
19. TS. Nguyễn Đình Liêm (2011), “Một số vấn đề quan hệ Trung – Việt 10 năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 4 (116) tr. 46 – 53
20. TS. Nguyễn Đình Liêm (2012), “Quan hệ thương mại Việt – Trung và vấn đề nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 10 (134) tr.40 – 56
21. Lưu Văn Lợi (1989), “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam” – tập II, NXB Công an nhân dân
22. Ths. Nguyễn Ngọc Mai, “Bí quyết thu hút FDI tại Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Kinh tế và dự báo
11/09/2013,http://kinhtevadubao.com.vn/dau-tu/bi-quyet-thu-hut-fdi-tai- singapore-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam-1478.html
23. Nguyễn Minh, “7 sự kiện kinh tế thế giới 2007”, vnexpress.net,
24. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/7-su-kien-kinh-te-the-gioi- 2007-2691163.html, 01/01/2008
25. Đình Ngân, ““Độc nhất vô nhị” cách Trung Quốc đầu tư nước ngoài”, vef.vn, http://vef.vn/2010-09-13-doc-nhat-vo-nhi-cach-trung-quoc-dau-tu- nuoc-ngoai-, 13/09/2010
26. Niên giám tổng cục thống kê 2000 - 2012
27. Ths. Phạm Cao Phong, “Quan hệ kinh tế - thương mại Việt – Trung từ 1991 đến nay”, Nghiên cứu quốc tế số 31, tr. 23 – 30
28. Anh Phương, “Thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam”, vccinews.vn,
http://vccinews.vn/?page=detail&folder=77&Id=1945, 10/09/2010
29. Vũ Phương (2002), “Nhìn lại tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam 10 năm qua”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2
30. Anh Quân, “Nhập siêu từ Trung Quốc: xu hướng và cảnh báo”, acbcapital.com.vn,
http://www.acbcapital.com.vn/index.php?option=com_content&view=article &id=88%3Anhp-sieu-t-trung-quc-xu-hng-va-cnh-bao&catid=24%3Akinh-t-u- t&Itemid=59&lang=vi
31. PGS.TS. Phạm Thái Quốc (2011), “Đầu tu trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 10 (186) tr. 36 – 48
32. Kinh tế, http://www.studyinchina.vn/Commonsense/2011-
6/view202628.html, 20/6/2011
33. Ths. Lê Tuấn Thanh (2007), “Đặc điểm đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay”, Nghiên cứu Trung Quốc số 7 (77) tr.48 - 57
34. Ths. Lê Tuấn Thanh – Ths. Hà Thị Hồng Vân (2008), “Quan hệ thương mại Việt Trung từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3 (82) tr. 24 – 36
35. Lê Tuấn Thanh (2007), "Tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc tới quan hệ Việt- Trung", Nghiên cứu Trung Quốc (4)
36. Trần Văn Thọ (2005), “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam”, NXB Trẻ và Cơng ty văn hóa Phương Nam
37. Nguyệt Thương, “Trung Quốc sẽ tăng đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam” , Thời báo kinh tế Sài Gòn online, 12/6/2013,
http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/97807/
38. Ths. Đỗ Huy Thưởng (2012), “Những yếu tố tác động đến FDI Trung Quốc vào Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 5 (193) tr.43 – 52
39. Ths. Đỗ Ngọc Toàn (2005), “Chiến lược “đi ra ngoài” của Trung Quốc”, Nghiên cứu Trung Quốc số 2(60) tr. 10 – 21
40. Minh Trang, “Dực trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt 3.310 tỷ USD”, 13/1/2013, http://www.vietnamplus.vn/du-tru-ngoai-te-cua-trung-quoc-dat- 3310-ty-usd/182159.vnp
41.Trần Việt, “Trung Quốc sẽ tăng đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam”, covcci.com.vn, http://covcci.com.vn/bizcenter/0/Trung-Qu%E1%BB%91c- s%E1%BA%BD-t%C4%83ng-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0-
v%C3%A0o-ng%C3%A0nh-d%E1%BB%87t-may-Vi%E1%BB%87t- Nam/1521/15336
42. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư
43. “Chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động” – 28/07/2014,
http://www.baomoi.com/Cham-lo-bao-ve-quyen-va-loi-ich-cho-nguoi-lao- dong/47/14421558.epi
44. “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam sau hơn 20 năm nhìn lại”,