5. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.3. Triển vọng trong việc thu hút vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Na
3.3.2.3. Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc nhiều mặt, dễ bị Trung
chèn ép và đối xử không lành mạnh trong thu hút FDI
Các dự án FDI của Trung Quốc khi vào Việt Nam được hưởng rất nhiều ưu đãi. Trên thực tế FDI Trung Quốc tại Việt Nam không nhiều như các nước khác nhưng mức độ hưởng lợi cao hơn rất đáng kể. Việc lao động nước ngoài tràn lan ở Việt Nam, rõ ràng chỉ đang xảy ra đối với nhà đầu tư Trung Quốc. Trung Quốc đang đi ngược lại hồn tồn mục đích, quy định, luật pháp về FDI mà bất kể đối tác đầu tư nào cũng phải tuân thủ. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp không được tuyển dụng lao động phổ thơng là người nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam.
Khơng những vậy, khi sang Việt Nam ngồi lao động phổ thông Trung Quốc còn mang theo cả những trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, mặc dù đó là những cơng nghệ mà Việt Nam có thể đáp ứng được. Cùng với FDI, Trung Quốc nhiều khi còn nhập ồ ạt hàng hoá tiêu dùng rẻ mạt, bóp chết một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng của nước sở tại nhất là những ngành mới phôi thai. Trên thực tế, bản thân những ngành sản xuất trong nước tại Việt Nam cũng đang phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu và thị trường Trung Quốc, đặc biệt những ngành xuất khẩu. Ví dụ, ngành nông nghiệp của Viêt Nam, từ vật
tư nơng nghiệp, đến mua bán hàng hóa cũng bị phụ thuộc vào Trung Quốc, đó là mối đe dọa rất lớn tới cuộc sống, thu nhập, việc làm của 70% người dân làm nông nghiệp, 50% lao động phổ biến của Việt Nam.Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam đang gây lo ngại về nguy cơ Việt Nam mất quyền kiểm soát kinh tế, đặc biệt với việc các công ty Trung Quốc dần dần thâu tóm các cơng ty Việt Nam trên các lĩnh vực dệt may, bất động sản, khai khoáng, nhiệt điện, xây dựng, chế biến, cơ sở hạ tấng.v.v.33
Điều này tạo ra một sân chơi không lành mạnh và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.