Về môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần sản xuất thương mại XNK viễn thông a (Trang 51 - 55)

2.3. Thực trạng hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần sản xuất thương

2.3.5. Về môi trường cạnh tranh

Theo Công ty Nghiên cứu TT GfK, trong 3 tháng đầu năm 2014, tổng chi tiêu cho điện thoại và máy tính bảng tại TT Việt Nam đạt hơn 16.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng điện thoại di động là 13.900 tỷ đồng, tăng 37% so với quý I/2013. Sự phát triển liên tục của TT điện thoại khiến các các DN liên tục mở rộng đầu tư. Các nhà KD cho rằng, trong KD các thiết bị kỹ thuật số, xây dựng các điểm bán mới là khoản đầu tư tốn kém nhất của một công ty bán lẻ. Trong đó, bình qn, tiền th mặt bằng một trung tâm bán lẻ diện tích khoảng 200m2 lên đến 150-200 triệu đồng/tháng. Theo tính tốn tại thành phố Hồ Chí Minh, chi phí bán hàng tháng cho 4 - 5 cửa hàng lên đến cả tỷ đồng. Mỗi ngày, các cửa hàng này ngốn gần 30 triệu đồng chi phí mặt bằng, điện, chưa kể lương nhân viên cùng những chi phí khác. Tốn kém là thế nhưng cùng với Thế Giới Di Động, FPT Shop, các thương hiệu KD hàng kỹ thuật số khác là Viettel, Nhật Cường... vẫn đang ra sức mở rộng mạng lưới. TT bán lẻ điện thoại di động ngày càng khốc liệt với sự bành trướng của các ông lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop...

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu TT GFK, trong năm 2013, tổng doanh số của các sản phẩm điện tử - điện máy tại Việt Nam đạt khoảng 5,4 tỷ USD, trong đó, riêng mảng điện thoại lên tới gần 2 tỷ USD. Thông tin gần đây nhất được công bố bởi Thế Giới Di Động, FPT Shop cho thấy mức tăng trưởng DT bán lẻ sau 10 tháng đầu năm 2014 của 2 ông lớn này lần lượt là 67% và 76,8%. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng khi mà mức tăng trưởng chung của toàn TT chỉ là 33%. TT bán lẻ điện thoại di động là một mảnh đất màu mỡ bao gồm nhiều thành phần tham gia nhưng phần lớn DT lại rơi vào tay của khoảng 5 DN dẫn đầu về thị phần. Đây có lẽ là lý do khiến các ông lớn ồ ạt mở thêm các siêu thị trên phạm vi cả nước, bất chấp hiệu quả KD giảm sút.

Chiến lược lớn nhất hiện nay của các DN có lẽ vẫn là chiếm lĩnh thị phần, giành hoặc giữ lấy vị trí trong tốp 5, thậm chí tốp 3 rồi mới nghĩ tới sinh lời về sau. Đây cũng là điều cũng đã xảy ra ở các nước phát triển, nơi mà tốp 3 điện máy chiếm tới 60-80% thị phần. Cũng theo đánh giá của GFK, Thế Giới Di Động hiện chiếm khoảng 25% thị phần bán lẻ di động tại Việt Nam, tiếp theo là VTA, Nguyễn Kim, FPT, Viettel...

Hình 2.6: DT của một số DN bán lẻ hàng điện tử, điện máy lớn

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

(Nguồn: Nghiên cứu về TT bán lẻ đồ điện tử tiêu dùng tại Việt Nam của Gfk Việt

Nam, 2014)

Cho tới thời điểm này, Thế Giới Di Động đã có hơn 300 cửa hàng tại 63 tỉnh, thành phố chuyên bán thiết bị di động, bên cạnh 13 siêu thị bán điện máy tập trung ở khu vực phía Nam. VTA cũng có mạng lưới lên tới con số hàng trăm, Nguyễn Kim, HC, Trần Anh... cũng vài chục. Với FPT, ông lớn công nghệ này cũng đã mở được gần 130 cửa hàng trên phạm vi cả nước, trong khi đó Viettel đã mở 15 siêu thị lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại, "miếng bánh" thị phần của ngành bán lẻ điện thoại di động được tạm chia thành 3 phần. Miếng bánh to nhất thuộc về Thế Giới Di Động, với thị phần rơi vào khoảng 25%, các DN bán lẻ khác cùng chia nhau 25%, còn lại 50% thị phần đang nằm trong tay các cửa hàng nhỏ lẻ.

Hình 2.7: Biểu đồ thị phần bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam

(Nguồn: Nghiên cứu về TT bán lẻ đồ điện tử tiêu dùng tại Việt Nam của Gfk Việt Nam, 2014)

Một phần lớn của TT đang nằm trong tay các cửa hàng bán lẻ điện thoại di động với quy mô rất nhỏ, không thương hiệu mọc lên khắp nơi. Tuy nhiên các cửa hàng này lại chỉ mang tính tự phát và liên tục rút khỏi TT "không kèn không trống" do cạnh tranh quá gay gắt trong chính phân khúc này. Trong tương lai miếng bánh thị phần của các DN lớn được dự báo sẽ ngày càng phình to ra, cịn thị phần của các cửa hàng nhỏ lẻ ngược lại sẽ càng "teo tóp" đi. Những nhà bán lẻ lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop … đều là những DN sở hữu MHKD có hệ thống và được đầu tư bài bản cả về chiến lược lẫn truyền thông. Trên mặt trận TMĐT, đa số chỉ có các chuỗi cửa hàng lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop, …

Kết quả khảo sát

Các tiêu chí về môi trường cạnh tranh của Công ty CP SX TM XNK Viễn Thông A được đánh giá khá tốt, điểm đánh giá đều đạt trên trung bình và mức khá tốt. Điều này chứng tỏ mặc dù trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, Công ty CP SX TM XNK Viễn Thơng A vẫn đang có một chỗ đứng tốt, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Các cửa hàng nhỏ lẻ, 50% Thế Giới Di Động , 25% Các chuỗi cửa hàng điện thoại khác, 25%

Điểm mạnh

Khả năng đối phó với áp lực của nhà cung cấp và khả năng đối phó với sự đe dọa của các sản phẩm thay thế của Công ty CP SX TM XNK Viễn Thông A được đánh giá tốt. Là một doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành bán lẻ điện tử tiêu dùng tới gần 20 năm nên cơng ty có một mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp. Hơn nữa, công ty luôn là đối tác có những đơn đặt hàng lớn thuộc dạng top đầu thị trường, đáng kể với phía nhà cung cấp nên áp lực từ phía nhà cung cấp đối với công ty không đáng lo ngại.

Hiện tại sản phẩm chủ lực mà công ty tập trung là điện thoại di động thông minh, sản phẩm này vẫn là sản phẩm đang được toàn bộ thị trường tập trung, cũng như đang là xu hướng của điện thoại di động nên sự đe dọa của các sản phẩm thay thế không lớn. Hơn nữa, công ty thường xuyên cập nhật công nghệ, xu hướng mới của thế giới nên sẽ khơng bị động trong việc có sản phẩm thay thế cho mặt hàng mà công ty đang kinh doanh chủ lực.

Bảng 2.6: Bảng đánh giá môi trường cạnh tranh của Công ty CP SX TM XNK Viễn Thơng A

TT Tiêu chí cụ thể Điểm số đánh giá

5 Môi trường cạnh tranh

5.1 Khả năng đối phó với sự cạnh tranh của các doanh

nghiệp trong ngành tốt 3.6 5.2 Khả năng đối phó với áp lực của các nhà cung cấp tốt 4.3

5.3 Khả năng đối phó với nguy cơ thâm nhập của các đối

thủ tiềm ẩn tốt 3.5

5.4 Khả năng đối phó với áp lực từ phía khách hàng tốt 3.2

5.5 Khả năng đối phó với sự đe dọa của các sản phẩm thay

thế tốt 3.9

Điểm trung bình 3.70

Điểm yếu

Các chỉ tiêu về khả năng đối phó với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, khả năng đối phó với nguy cơ thâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn, khả năng đối phó với áp lực khách hàng của cơng ty được đánh giá ở mức trung bình.

Với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, công ty chủ yếu tập trung cạnh tranh với Thế Giới Di Động, FPT Shop là hai nhà bán lẻ lớn nhất thị trường. Hiện tại cơng ty đang ở trong tình trạng rượt đuổi Thế Giới Di Động và FPT Shop, về cả sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi, ….

Với nguy cơ thâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn, công ty cũng khá là bị động, do quy trình làm việc chậm sẽ khơng thể phản ứng nhanh.

Về áp lực của khách hàng, hiện nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục, để bắt kịp hay đón đầu nhu cầu của khách hàng quả thật là một thách thức với công ty. Với việc nghiên cứu thị trường còn chưa được chú trọng đầu tư, quyết định dựa trên cảm tính, bắt chước các đối thủ cạnh tranh, việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng của công ty vẫn đang ở mức trung bình.

Ngun nhân

Viễn Thơng A hiện đầu tư nhân sự, ngân sách chưa mạnh bằng đối thủ cho mảng thương mại điện tử. Đơn cử như cơng ty Thế Giới Di Động có riêng một bộ phận chuyên để phát triển và đưa ra ý tưởng mới cho website thegioididong.com, cịn Viễn Thơng A hiện tại mới chỉ có một đội chun duy trì website hoạt động ổn định, đến khi đối thủ ra phiên bản web mới có tốc độ nhanh hơn, tối ưu tốt hơn thì Viễn Thơng A mới bắt đầu thực hiện theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động thương mại điện tử tại công ty cổ phần sản xuất thương mại XNK viễn thông a (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)