2.2. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty
2.2.4. Thực trạng đào tạo và phát triển
Sau khi được tuyển dụng vào công ty, nhân viên mới sẽ được chuyển về bộ phận của mình. Tùy theo vị trí mà nhân viên sẽ được đào tạo theo quy trình khác nhau.
Đối với cơng nhân mới, trưởng nhóm sẽ nhận nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo cho họ. Công nhân mới sẽđược bố trí làm chung với một cơng nhân khác có bậc nghề cao hơn, công nhân mới sẽ chỉ được thực hiện một số công việc đơn giản trợ giúp cho người kia. Trong khoảng thời gian thử việc, công nhân mới sẽ phải quan sát và thực hiện những nhiệm vụkhác nhau để làm quen với công việc; sau khoảng thời gian quy định, công nhân mới sẽ phải vượt qua một cuộc kiểm tra để được chính thức vào nhóm. Nếu khơng thể vượt qua kỳ kiểm tra, họ có hai lựa chọn là tiếp tục đợi kỳ kiểm tra tiếp theo hoặc nghỉ việc.
Bảng 2.9: Nội dung huấn luyện, đào tạo nhân viên mới Nội dung đào tạo Thời gian hoàn thành Nội dung đào tạo Thời gian hồn thành
NVVP Cơng nhân
Huấn luyện về kiến thức chung về công
ty: sản phẩm, mục tiêu, yêu cầu chung… 1 ngày 1 ngày Huấn luyện về an toàn 1 ngày 1 ngày Huấn luyện về tiêu chuẩn ISO 9001 1 ngày 1 ngày Huấn luyện về cách sử dụng máy móc - 1 tháng Huấn luyện về phần mềm: AutoCAD,
SolidWork, Access, Excel… 2 tháng -
Nguồn: Phòng nhân sự
Đối với khối văn phòng, nhân viên mới sẽ được người quản lý trực tiếp hướng dẫn một số nội dung liên quan đến công việc; nội dung huấn luyện được thể hiện trong Bảng 2.9.
Mặc dù cơng ty có các nội dung đào tạo như trên nhưng thực tế chúng vẫn chưađược chú ý thực hiện một cách cụ thể và bài bản. Công tác đào tạo được thực hiện riêng lẻ tại các phòng ban, việc đánh giá cũng khơng có quy chuẩn chung dễ
dẫn đến sự khơng khách quan, không phản ánh đúng năng lực nhân viên. Các nhân viên mỗi người đều phải tự học cách thực hiện công việc theo những kỹ năng và hiểu biết của mình, dẫn tới sự khác biệt lớn về kỹ năng và hiệu suất làm việc của từng nhân viên.
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về thực trạng đào tạo và phát triển
Câu hỏi Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn tồn khơng đồng ý Anh/chị được tham gia những
chương trình đào tạo theo u cầu
của cơng việc 4,8% 75,9% 18,6% 0.7% 0,0%
Anh/chị có nhiều cơ hội phát triển
nghề nghiệp trong Công ty 9,7% 62,8% 23,4% 2,8% 1,4% Nhìn chung cơng tác đào tạo trong
Cơng ty là có hiệu quả tốt 9,7% 69,0% 17,2% 3,4% 0,7% Anh/chị được biết các điều kiện cần
thiết để phát triển nghề nghiệp 9,7% 76,6% 12,4% 3,4% 0,0% Chính sách phát triển nghề nghiệp
của Công ty là công bằng 7,6% 76,6% 12,4% 3,4% 0,0%
Nguồn: Kết quả phân tích thống kê mơ tả, phụ lục 2
Từ Bảng 2.10, có thể thấy 80,7% DTKS cho rằng khơng được tham gia những chương trình đào tạo theo yêu cầu của cơng việc; 72,5% cho rằng khơng có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong Công ty; 86,3% cho rằng chưa được biết các điều kiện cần thiết để phát triển nghề nghiệp.
Như vậy, công tác đào tạo và phát triển chưa thực sựđược công ty quan tâm đúng mức. BGĐ công ty không chú trọng đến công tác đào tạo cho nhân viên; việc đào tạo hiện tại chỉ dành cho nhân viên mới và việc thực hiện được phó mặc cho người quản lý trực tiếp và do nhân viên tự tích lũy qua q trình làm việc. Cơng ty cũng chưa có kế hoạch đào tạo thêm cho nhân viên đang công tác về chuyên môn, đào tạo các kiến thức về quản lý cho đội ngũ quản lý trong cơng ty vốn chỉ có nhiều
kinh nghiệm cơng tác mà chưa có kinh nghiệm quản lý. Ngoài ra, BGĐ công ty cũng không quan tâm đến việc đưa ra các tiêu chí về phát triển nghề nghiệp để kích thích nhân viên. Hậu quảtrước mắt là khiến hiệu quả làm việc của nhân viên không cao, lâu dài sẽ khiến nhân viên chán nản và rời bỏ công ty.