Các yếu tố bên ngoài DTSC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp mở rộng thị trường cho công ty cổ phần dịch vụ đông tiến đến năm 2020 (Trang 42)

2.3. Thực trạng về các yếu tố ảnh hƣởng đến mở rộng thị trƣờng của DTSC

2.3.2. Các yếu tố bên ngoài DTSC

2.3.2.1. Môi trường vĩ mô

Dân số: Tỷ lệ số người học đại học, cao đẳng trong độ tuổi học đại học, cao

đẳng tuy không cao nhưng tổng số trường có đào tạo về CNTT tăng dần qua các năm trên tổng số khoảng 412 trường đại học, cao đẳng là dấu hiệu rất khả quan. Điều này cho thấy xu thế về CNTT đang được nâng cao trong xã hội.

Hình 2.3: Số lượng trường đại học, cao đẳng có đào tạo CNTT

Kinh tế: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước

(GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó, quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2012 tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010, nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm.

Bảng 2.7: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994

Thực hiện (tỷ đồng) Năm 2012 so với năm 2011 (%) 2011 2012 (ƣớc tính)

TỔNG SỐ 584,496 613,884 105.03

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 94,657 97,231 102.72

Công nghiệp và xây dựng 244,123 255,165 104.52

Khu vực dịch vụ 245,716 261,488 106.42

Bảng 2.8: Doanh thu từ công nghiệp CNTT-TT (2008-2011)

Nguồn: Sách trắng về CNTT-TT 2012

Tổng sản phẩm trong nước năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm 2014 tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.

Ngành công nghệ thông tin thuộc khu vực dịch vụ, luôn chiếm tỷ trọng cao so với các khu vực khác.

Khoa học kỹ thuật: Q trình tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn

thế giới và tác động đến hầu hết các quốc gia. Một trong những điểm nổi bật của tồn cầu hố là sự định hình của nền kinh tế tri thức mà trọng tâm là sự phát triển của khoa học công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Nền kinh tế tri thức đang định hình rõ nét hơn với những dấu hiệu cho thấy sự khác biệt của nó ở thời đại ngày nay so với trước kia trong quá trình sản xuất như:

- Sự sáng tạo (sản xuất) ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn hơn.

- Việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thường nhật của xã hội.

- Việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộng khắp nhờ vào sự phát triển của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó cơng nghệ thơng tin có vai trị quyết định.

Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao thương quốc tế về phương diện thời gian cũng như chi phí.

Chính trị, pháp luật: Mơi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày

càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh. Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh. Có nhiều bộ luật, nghị định chính phủ, quy định của thủ tướng chính phủ, các thơng tư về công nghiệ CNTT, ứng dụng CNTT và giao dịch điện tử được ra đời nhằm bổ trợ cho hoạt động CNTT nói chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển CNTT tại Việt Nam.

Văn hoá, xã hội: Đời sống người dân Việt Nam ngày càng nâng cao. Nhu

cầu về ứng dụng CNTT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng từ đó tăng lên rất nhiều.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đã áp dụng CNTT nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh. Các cơ quan nhà nước cũng bắt đầu áp dụng ứng dụng CNTT như việc chuyển sang xử lý công việc trên máy tính có kết nối Internet, xây dựng cổng thơng tin điện tử, có dịch vụ cơng trực tuyến… Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết được hiệu quả cũng như lợi thế của việc ứng dụng CNTT.

Theo con số của Cục Ứng dụng CNTT, Bộ Thông tin & Truyền thông, 2% trong tổng số 1000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát có số lượng máy tính từ 51-100 máy. Trong khi đó, có tới 55% doanh nghiệp chỉ có từ 1-10 máy tính. Việc sử dụng máy tính và Internet ở các doanh nghiệp này chủ yếu dùng để tìm kiếm thơng tin, chat, emai và quảng cáo tiếp thị là chính (chiếm tới hơn 70%). Chỉ có 42% doanh nghiệp sử dụng Internet để tiếp nhận các đơn đặt hàng.

Ở khu vực các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước, mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT có khả quan hơn khi 100% doanh nghiệp có kết nối Internet và có tới 50% doanh nghiệp có đường truyền riêng nhưng chỉ có 61% doanh nghiệp có đơn vị chuyên trách CNTT và chỉ có 3 trên tổng số 19 doanh nghiệp được khảo sát có lãnh đạo cơng nghệ thơng tin (CIO). Mặc dù 100% tổng cơng ty, tập đồn nhà nước có website riêng, song chỉ 21% trong số đó có dịch vụ thanh toán trực tuyến, 37% sử dụng để tiếp nhận đơn đặt hàng và 32% dùng để thu thập thông tin khách hàng.

2.3.2.2. Môi trường vi mô

Nhà cung ứng: Là công ty kinh doanh về sản phẩm dịch vụ phần mềm.

DTSC cần kết nối với một số nhà cung ứng về phần cứng, máy chủ, hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu… Sau đây là một số nhà cung ứng của DTSC theo từng lĩnh vực:

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Cơ sở hạ tầng CNTT Bản quyền phần mềm

Sản phẩm phần mềm mã nguồn mở

Khách hàng: Hiện tại, lượng khách hàng tiềm năng của DTSC cịn rất lớn,

cơng ty cần có giải pháp thích hợp để lơi kéo khách hàng về cơng ty mình.

Đối tượng khách hàng của DTSC là các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính, tổ chức hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước…

Khách hàng ngồi vai trị là người tiêu thụ sản phẩm dịch vụ cịn có thể tham gia vào q trình sản xuất phần mềm của cơng ty, do đó, khách hàng có một vai trị rất quan trọng và ảnh hưởng đến giải pháp của cả công ty.

Trung gian marketing: Để mở rộng thị trường, DTSC cần sự hỗ trợ từ các

trung gian marketing như trung gian thương mại (những công ty kinh doanh hỗ trợ

doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hoặc doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm của mình cho mơi giới thương mại) và các tổ chức dịch vụ marketing (các công ty nghiên cứu marketing, công ty quảng cáo, các tổ chức của các phương tiện quảng cáo, tổ chức sự kiện, triển lãm, các công ty tư vấn marketing).

Có rất nhiều trung gian marketing để DTSC chọn lựa.

Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều cơng ty, tập đồn

chun sản xuất phần mềm như Cơng ty cổ phần FPT, CSC Việt Nam, Tường Minh (TMA), Gameloft… DTSC chỉ mới ra đời 3 năm nên khó có thể cạnh tranh với các công ty, tập đoàn lớn. Tuy nhiên, cùng quy mơ và nhóm sản phẩm dịch vụ với DTSC cịn rất nhiều cơng ty phần mềm khác có thể cạnh tranh với DTSC như sau:

Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân (Tinhvan Group): Thành lập năm

1997, hiện cơng ty có 6 cơng ty thành viên cùng 3 chi nhánh tại Tp. HCM. Lĩnh vực hoạt động: Phát triển các sản phẩm phần mềm, xây dựng các giải pháp CNTT chuyên nghiệp cho khách hàng thuộc khối Chính phủ và Giáo dục; tư vấn, triển khai ERP, HRM và các giải pháp CNTT khác cho Doanh nghiệp; gia công và xuất khẩu phần mềm; phát triển các dịch vụ trực tuyến, ứng dụng trên mobile và nội dung số; kinh doanh và phát triển game cho mobile; kinh doanh và phát triển công nghệ sách điện tử.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tin học Giải Pháp Tiến Hóa (Evolus):

Thành lập năm 2007 bởi một đội ngũ sáng lập trẻ và tài năng, những thành viên có bề dày kinh nghiệm trong thị trường phát triển phần mềm với các lĩnh vực ứng dụng Internet. Sản phẩm dịch vụ của công ty: Dịch vụ trực tuyến, thương mại điện tử, cổng thông tin doanh nghiệp, đa truyền thông, chiến lược quảng cáo, hệ thống Doanh nghiệp Xuất bản báo chí, quản lý quảng cáo, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, nền tảng giao tiếp, điện thoại, VoIP và truyền thông không dây.

Công ty Điện tử Tin học Sài Gòn: Thành lập năm 1997, cung cấp sản phẩm

dịch vụ: Phần mềm quản lý (quản trị Kế toán SSP-Accounting, quản trị Nhân sự SSP-HRM, phần mềm theo yêu cầu, phần mềm Quản Gia); giải pháp ERP (Microsoft Dynamics NAV); tích hợp Hệ thống (tư vấn lập dự án, thiết kế, đấu thầu; mua sắm trang thiết bị máy tính, mạng, phần mềm; thi cơng lắp đặt; bảo hành, bảo dưỡng; nâng cấp cơng trình ICT).

Tác giả chọn 2 công ty tiêu biểu trong cùng lĩnh vực hoạt động và cùng loại sản phẩm phẩm dịch vụ là Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tin học Giải Pháp Tiến Hóa, sử dụng phương pháp chuyên gia (Kết

quả đánh giá mức độ quan trọng, phân loại các yếu tố thành công - phụ lục 2)

để đánh giá khả năng cạnh tranh cho mỗi công ty như bảng 2.9 bên dưới.

Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh có thể thấy các chiến lược của DTSC ứng phó ở mức trung bình đối với các yếu tố có vai trị thiết yếu cho sự thành công như được biểu hiện bởi tổng số điểm quan trọng là 2.33.

Tuy sự cạnh tranh của Tinhvan Group và Evolus cũng tương đương nhưng DTSC cần có giải pháp mở rộng thị trường phù hợp để không bị các công ty này giành mất thị phần.

Bảng 2.9: Ma trận hình ảnh cạnh tranh - CPM STT Các yếu tố STT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng DTSC Tinhvan Group Evolus Trọng số Số điểm Trọng số Số điểm Trọng số Số điểm 1 Thị phần tương đối 0.15 2 0.3 3 0.45 2 0.3 2 Sự tăng trưởng của thị phần 0.15 1 0.15 3 0.45 1 0.15 3 Chất lượng sản phầm 0.1 3 0.3 3 0.3 2 0.2 4 Uy tín nhãn hiệu 0.1 2 0.2 3 0.3 3 0.3

5 Kênh phân phối 0.05 1 0.05 3 0.15 2 0.1

6 Hiệu quả marketing 0.05 1 0.05 2 0.1 1 0.05 7 Khả năng sản xuất 0.08 4 0.32 3 0.24 2 0.16 8 Hiệu quả bán hàng 0.05 3 0.15 2 0.1 2 0.1 9 Giá cạnh tranh 0.12 3 0.36 3 0.36 4 0.48 10 Nghiên cứu phát triển 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3 11 Hệ thống quản lý chuyên nghiệp 0.05 3 0.15 3 0.15 2 0.1 Tổng cộng 1 2.33 2.9 2.24

2.3.2.3. Cơ hội, nguy cơ

Cơ hội:

- Lãnh đạo có trình độ chun mơn và năng lực cao.

- Đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng trong và ngồi nước.

- Áp dụng cơng nghệ mới và cơng cụ hiện đại trong quy trình phân tích dự án và phát triển phần mềm.

- Hệ thống thông tin ngày càng phát triển.

- Cơ hội đổi mới công nghệ và cách thức quản lý.

- Tỷ lệ người theo học ngành CNTT và làm việc đúng ngành nghề ngày càng cao.

- Cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế khi Việt Nam đã là thành viên tổ chức thương mại quốc tế.

- Ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1755/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công

nghệ thông tin và truyền thơng”, trong đó xác định một trong những

nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT là: ưu tiên nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNTT Việt Nam, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thương hiệu về CNTT Việt Nam.

- Dung lượng của thị trường tiêu thụ nội địa ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng.

Nguy cơ:

- Cạnh tranh khốc liệt hơn do có nhiều nhà cung cấp tham gia vào thị trường.

- Nguy cơ mất thị phần ngay trong nước khi có nhiều cơng ty phần mềm nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam.

- Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và phức tạp. - Công nghệ thay đổi liên tục.

- Nhà cung ứng có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến đầu vào trong quá trình sản xuất.

- Nhân sự có nhiều sự lựa chọn nơi làm việc nên dễ dàng nghỉ việc.

- Thường xuyên phải tuyển mới để bù đắp vị trí của nhân sự đã rời cơng ty.

- Chính sách khen thưởng chưa rõ ràng, gây tâm lý không tốt cho nhân viên.

- Quản lý theo kiểu gia đình, nhân viên thăng cấp thơng qua mối quan hệ thay vì năng lực thực sự.

2.3.2.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE

Tác giả đã sử dụng kết quả khảo sát ở phụ lục 4 để phát triển giả thuyết về vấn đề nghiên cứu, từ đó xác định chi tiết các câu hỏi cần phỏng vấn chuyên gia (phụ lục 1). Từ kết quả phỏng vấn chuyên gia (Kết quả đánh giá mức độ quan

trọng, phân loại các yếu tố bên ngoài - phụ lục 2), tác giả đánh giá được sự ảnh hưởng các yếu tố bên trong thơng qua bảng phân tích EFE (bảng 2.10)

Qua bảng đánh giá này, tổng số điểm quan trọng bằng 2.79 cho thấy DTSC đang phản ứng ở mức trên trung bình đối với việc tận dụng các cơ hội và loại bỏ các nguy cơ hiện tại của mơi trường bên ngồi.

Cơ hội cao nhất chính là tiềm năng thị trường lớn, điều này vừa là cơ hội cũng là thách thức cho DTSC. Miếng bánh tuy lớn nhưng chịu sự dịm ngó và xâu xé của nhiều đối thủ cạnh tranh, và đây cũng chính là nguy cơ lớn nhất mà DTSC phải đối mặt.

Bảng 2.10: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE

STT Các yếu tố bên ngoài chủ yếu

Mức độ quan trọng (0-1) Trọng số (1-4) Số điểm quan trọng

1 Nhân sự chất lượng cao và nhiều

kinh nghiệm 0.07 3 0.21

2 Công nghệ mới và công cụ hiện đại 0.06 3 0.18 3 Hệ thống thông tin ngày càng phát

triển 0.05 2 0.1

4 Hệ thống quản lý chuyên nghiệp 0.05 2 0.1

5 Sự tiếp cận CNTT rộng lớn 0.04 4 0.16

6 Tiềm năng thị trường lớn 0.15 3 0.45 7

Ưu tiên nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNTT

0.05 2 0.1

8 Đối thủ cạnh tranh 0.15 3 0.45

9 Lòng trung thành của khách hàng 0.09 2 0.18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp mở rộng thị trường cho công ty cổ phần dịch vụ đông tiến đến năm 2020 (Trang 42)