Vai trò của Stress Testing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

2.2. Kiểm định sức chịu đựng

2.2.2. Vai trò của Stress Testing

Stress Testing là công cụ QTRR được sử dụng để đánh giá các ảnh hưởng trong tương lai đối với một ngân hàng khi xảy ra một sự kiện riêng biệt hoặc một loạt các biến động tài chính. Nhiều cuộc khảo sát được thực hiện cho thấy khả năng ứng dụng rộng rãi của Stress Testing (Committee on the Global Financial System, 2005).

Đo lường ảnh hưởng của các sự kiện bất thường nhưng có khả năng xảy ra.

Stress Testing mô phỏng hoạt động của danh mục trong cả thời kỳ biến động. Theo đó, Stress Testing cung cấp các thông tin về các rủi ro không được phát hiện khi sử dụng các mơ hình kinh tế lượng khác.

Nắm bắt dạng rủi ro của ngân hàng.

Ngân hàng thực hiện Stress Testing để xác định tốt hơn dạng rủi ro. Thực hiện Stress Testing cho thấy độ nhạy của từng loại rủi ro có thể nhỏ nhưng tổng hợp lại sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động. Stress Testing cho thấy vị thế có thể bù trừ lẫn nhau.

Ngoài ra, ngân hàng sử dụng Stress Testing, chủ yếu là phân tích độ nhạy, để tính tốn độ nhạy của danh mục đối với thay đổi của các yếu tố rủi ro, chẳng hạn lãi suất tăng, lạm phát tăng, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội,...

Ngân hàng cũng sử dụng Stress Testing để đánh giá rủi ro mà các mơ hình đánh giá rủi ro khác bị giới hạn. Chẳng hạn, tại thị trường mà ảnh hưởng của các cú sốc giá cả là phi tuyến tính, chẳng hạn: quyền chọn. Stress Testing được sử dụng để đặt ra các giới hạn trong những trường hợp bất thường nhưng ít xảy ra trong quá khứ, ví dụ ở chế độ đồng tiền cố định. Nhà quản lý rủi ro sẽ thấy hữu ích khi có những giới hạn hoặc những yêu cầu giám sát khi khơng có dữ liệu lịch sử.

Phân bổ nguồn vốn:

Tại một số ngân hàng, Stress Testing được sử dụng bởi chuyên gia quản trị rủi ro để đưa ra quyết định sẽ chịu rủi ro bao nhiêu và xác định ngân hàng đang ở mức dễ tổn thương nào. Nói cách khác, Stress Testing giúp các nhà quản trị rủi ro đánh giá sức chịu đựng rủi ro ở mức toàn ngân hàng hoặc từng bộ phận và chỉ rõ nhiều rủi ro kết hợp lại sẽ gây ra tổn thất lớn hơn. Điều này dẫn đến quyết định phân bổ vốn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Phương pháp phân bổ vốn trực tiếp gồm 2 phương pháp. Phương pháp đầu tiên xây dựng kịch bản dựa trên cấu trúc ngân hàng và sắp xếp dựa vào sự hợp lý và có khả năng xảy ra. Dựa trên kết quả tính tốn, quyết định phân bổ vốn được đưa ra (bên trái hình 2.2). Phương pháp thứ hai tập trung đưa ra các kịch bản bất lợi, dựa vào khả năng ứng dụng kịch bản và mức độ thiệt hại để đưa ra quyết định phân chia vốn. Quy trình này có mục tiêu rõ ràng hơn, mặc dù vậy vẫn có những hạn chế do dữ liệu lịch sử không đủ dài.

Phương pháp phân bổ vốn gián tiếp: Stress Testing được sử dụng như là cơng cụ phân tích để xác định sự an toàn của việc thiết lập giới hạn và ấn định vốn trong các danh mục và toàn ngân hàng. Do vậy, trong khi các phương pháp khác, chẳng hạn VaR được sử dụng khi bắt đầu phân bổ vốn, Stress Testing được sử dụng để chắc chắn rằng việc phân bổ trên là phù hợp.

Hình 2.2. Ứng dụng Stress Testing vào việc phân bổ vốn ngân hàng.

Nguồn: Committee on the Global Financial System, 2005

Đánh giá rủi ro ngân hàng.

Một trong những cải tiến khi thực hiện Stress Testing là ứng dụng vào kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Sự kiện bất lợi được xem xét trong bối cảnh thay đổi trong giá trị các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng đến nguồn doanh thu trong các năm tiếp theo. Điều này giúp xác định những sự kiện

là mối đe dọa đến hoạt động kinh doanh và hỗ trợ vốn khi nào thích hợp. Chẳng hạn, lãi suất ngắn hạn thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Stress Testing cũng được sử dụng để đánh giá và củng cố kế hoạch kinh doanh mới. Thường là đánh giá ảnh hưởng của sự kiện đến thu nhập lãi của ngân hàng.

Stress Testing là công cụ thông tin hữu hiệu của nhà quản trị rủi ro. Trong bối cảnh này, Stress Testing ưu điểm hơn so với phương pháp Value at risk trong việc xác định các tổn thất lớn khi phát sinh các sự kiện hơn là chỉ tập trung phân tích các tổn thất lớn như là kết quả của các phân phối thống kê. Stress Testing giúp hiểu rõ hơn bản chất rủi ro trong ngành ngân hàng và giúp nhà quản trị và các cơ quan giám sát định lượng ảnh hưởng của các sự kiện cho trước.

Tóm lại, các quốc gia thực hiện Stress Testing sẽ đạt được nhiều lợi ích. Stress Testing hệ thống tài chính cung cấp thông tin về hành vi của hệ thống tài chính dưới những cú sốc cực độ có thể xảy ra giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá tầm quan trọng của tính dễ tổn thương của hệ thống. Giá trị tăng thêm của Stress Testing xuất phát từ quá trình đưa ra dự báo vĩ mơ, tập trung vào toàn bộ hệ thống tài chính và đưa phương pháp chung đánh giá độ nhạy rủi ro của các tổ chức. Thông tin từ Stress Testing hệ thống giúp xác định điểm yếu trong việc thu thập dữ liệu, hệ thống báo cáo và quản trị rủi ro. Quá trình này giúp các cơ quan giám sát và tổ chức tham gia tăng chuyên môn trong quản trị rủi ro, giúp các tổ chức hợp tác nhiều hơn và hiểu rộng hơn về rủi ro. Điều này giúp hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)