Tăng trưởng tín dụng và lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

3.1. Tình hình kinh tế vĩ mơ tại Việt Nam

3.1.4. Tăng trưởng tín dụng và lãi suất

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ hơn với chính sách tài khóa nhằm kiểm sốt tình trạng lạm phát, tạo điều kiện ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng, đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và nền kinh tế. NHNN còn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vay vốn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Biểu đồ 3.4. tăng trưởng tín dụng và lãi suất tái cấp vốn

Nguồn: www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu/tk

Trong giai đoạn 2006 – 2007, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngồi nước. Do đó, nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế là rất lớn. Tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này trung bình đạt 36,69% mỗi quý. Các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay để tìm kiếm khách hàng,… Vốn tín dụng trong giai đoạn này thường chảy vào các kênh chứng khoán, bất động sản,… mang tính chất đầu cơ là chủ yếu. Đi đơi với việc mở rộng hoạt động tín dụng, lãi suất tái cấp vốn của NHNN trong giai đoạn này cũng được giữ ở mức thấp 6,5%/năm. Với mức lãi suất tái cấp vốn như vậy, các ngân hàng thương mại càng có thêm động lực để tăng trưởng tín dụng mà không cần lo ngại đến rủi ro thanh khoản do có thể xin vay tái cấp vốn từ NHNN với lãi suất thấp. Việc tăng trưởng tín dụng như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Từ năm 2008, nền kinh tế bắt đầu đi vào giai đoạn khủng hoảng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phá sản. Nhu cầu tín dụng trong giai đoạn này theo đó sụt giảm mạnh. Mặt khác, các khoản vay trước đây được duyệt một cách thiếu chặt chẽ trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng, bắt đầu phát sinh rủi ro. Tăng trưởng tín dụng từ 2008 đến nay, đạt trung bình 19% mỗi q. Do nhu cầu an tồn vốn và kiềm chế

lạm phát nên mức lãi suất tái cấp vốn được NHNN duy trì ở mức cao hơn so với giai đoạn trước đây, trung bình ở mức 9,1%/năm.

Từ quý 1 năm 2014, tổng phương tiện thanh toán tăng xấp xỉ 15.99% so với cuối năm 2013, tăng trưởng tín dụng đạt 12.62%. Dư nợ tín dụng đã trở lại xu hướng đi lên trong hai năm 2013 và 2014. Điều tích cực là tín dụng đã chảy nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp thay vì vào những lĩnh vực mang tính đầu cơ dễ tạo ra bong bóng như các năm trước đây. So với cuối 2013, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tính đến quý 4 năm 2014 đã tăng 13.8%; tín dụng cho lĩnh vực cơng nghệ cao tăng 14.8%; tín dụng cho lĩnh vực nơng nghiệp và phát triển nông thông tăng 12.8%. Từ quý 4 năm 2014 đến nay, NHNN đã đưa lãi suất tái cấp vốn về mức 6,5% nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)