Nguồn: Theo Basel II
Xây dựng quy trình QTRR tín dụng hợp lý.
Để có được quy trình QTRR tín dụng hợp lý , ngân hàng cần phải thiết lập các tiêu chí QTRR tín dụng hợp lý , cơ chế phân cấp thẩm quyền phù hợp , phản ảnh khẩu vị rủi ro của Ngân hàng . Ngồi ra các chính sách QTRR tín dụng đi đơi với tăng trưởng tín dụng , cho vay các lĩnh vực rủi ro cao như đầu tư chứng khoán , bất động sản cần phải được thường xuyên xem xét , đảm bảo phù hợp với chiến lược r ủi ro trong từng thời kỳ.
Nâng cao chất lượng cơng tác giám sát, kiểm sốt rủi ro tín dụng
Theo Basel II , một trong những nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo hiệu quả của cơng tác giám sát , kiểm sốt nội bộ. Điều này thể hiện ở việc đánh giá các thước đo rủi ro , chất lượng quản trị rủi ro , mức độ tuân thủ các quy trình , quy định, hạn mức rủi ro thị trường . Công việc này cần thiết phải được thực hiện thường xuyên bởi các bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận giám sát độc lập khác.
5.2.2. Sáp nhập với ngân hàng khác.
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, các ngân hàng thương mại sẽ bị tổn thất vốn. Điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại. Do đó, giải pháp thực hiện sáp nhập với ngân hàng khác mặc dù không giải quyết được căn bản những tồn tại của hệ thống
3. Các bước QTRR - Nhận diện rủi ro - Đánh giá rủi ro - Quản trị rủi ro 2. Cơ sở hạ tầng - Nhân sự - Chính sách - Cơng nghệ - Phương pháp luận - Quy trình - Báo cáo Khung QTRR 1.Khung QTRR - Nhận thức và văn hóa QTRR - Chiến lược QTRR - Triết lý QTRR - Mức độ chấp nhận RR - Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ Các bước QTRR
ngân hàng nhưng nó giúp đáp ứng tạm thời yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu trước mắt. Do đó, các ngân hàng thương mại lớn cần chủ động xem xét các đối tác là ngân hàng thương mại trong và ngồi nước có tiềm năng để thực hiện sáp nhập nhằm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng đảm bảo ứng phó được với các tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra trong giai đoạn 2016 – 2020.
Tuy nhiên, những nhân tố rủi ro của hệ thống ngân hàng vẫn cịn đó, chưa hề được giải quyết triệt để. Vì vậy tác giả cho rằng biện pháp này chỉ giải quyết được vấn trong ngắn hạn, về lâu dài phải tiến hành cải cách phương pháp điều hành, quản trị ngân hàng sau sáp nhập, làm thay đổi một cách căn bản những đặc tính rủi ro của các ngân hàng.
5.2.3. Tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng.
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp sáp nhập với các ngân hàng khác để gia tăng nguồn vốn, các ngân hàng cần chủ động tăng vốn chủ sở hữu.
Nguồn bổ sung vốn phải kể đến đầu tiên là từ chính các ngân hàng. Những ngân hàng có tỷ lệ CAR thấp (dưới 9%, hoặc thậm chí là trên 9% nhưng dưới 11%) phải được yêu cầu giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế, không được phép trả cổ tức và không được mua lại cổ phiếu. Biện pháp này là hồn tồn hợp lý vì các cổ đơng phải là người có trách nhiệm trước tiên trong việc đảm bảo an tồn vốn cho ngân hàng của mình, khi ngân hàng đang thiếu vốn thì cổ đơng khơng được phân phối lợi nhuận. Ngồi ra, có thể cần phải bổ sung vốn bằng các nguồn khác như:
Các ngân hàng có thể huy động thêm vốn chủ sở hữu từ các cổ đông hiện hữu, các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Đây là một trong các biện pháp đã được các ngân hàng lớn của Mỹ áp dụng hoặc cố áp dụng trong năm 2008 khi khủng hoảng nổ ra. Điểm đáng lưu ý là khi khủng hoảng đã nổ ra và tình hình đã trở nên nguy cấp thì việc kêu gọi nhà đầu tư mua cổ phiếu của mình là khơng dễ dàng và thường là phải bán với giá rất rẻ. Ví dụ cụ thể là việc Goldman Sachs phải bán số cổ phiếu ưu đãi trị giá 5 tỷ đô la, lợi tức 10% cho Warren Buffett với mức giá và nhiều điều khoản kèm theo đều rất có lợi cho Warren Buffett. Tuy nhiên, trong điều kiện các cổ đông hiện tại đã cạn vốn thì mời chào các nhà đầu tư bên ngoài mua cổ phiếu dường như là biện pháp duy nhất còn lại. Tuy vậy, nếu muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì biện pháp này nên được thực hiện sớm trong thời kỳ nền kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán tương đối thuận lợi; ngược lại, nếu thực hiện trong
giai đoạn kinh tế suy thối hay khủng hoảng thì các ngân hàng thường phải chấp nhận giá rất rẻ.
Để hạn chế những bất lợi của biện pháp phát hành cổ phiếu, tác giả khuyến nghị các ngân hàng sử dụng các cơng cụ tài chính được thiết kế đặc biệt cho các thời kỳ khủng hoảng. Một ví dụ là các khoản vay hay trái phiếu do các ngân hàng phát hành, trong đó kèm theo điều khoản theo kiểu: “Trái phiếu (hay khoản vay này) có thể được ngân hàng quy đổi sang cổ phiếu thường khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng xuống dưới 9% (hay khi vốn chủ sở hữu của ngân hàng xuống thấp hơn 8000 tỷ đồng”. Loại trái phiếu chuyển đổi này giúp cho các ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu trong điều kiện khủng hoảng khi mà lượng cầu đối với cổ phiếu ngân hàng là rất thấp, buộc các ngân hàng phải phát hành cổ phiếu với giá rẻ.
Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước có thể trực tiếp đứng ra góp vốn vào các ngân hàng yếu kém này hay mua lại các ngân hàng này như đã làm với một số ngân hàng trong thời gian vừa qua. Đây là phương pháp có thể được áp dụng nhanh nhất và dễ dàng nhất trong thời kỳ khủng hoảng nhưng nó cũng liên quan đến nhiều vấn đề nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi và phản đối. Trước hết, vấn đề lớn nhất với biện pháp này là việc dùng tiền ngân sách nhà nước hay chính là tiền thuế của tồn dân để cứu một vài chủ ngân hàng, một lập luận phản đối thường được đưa ra là: Khi làm ăn có lãi thì ngân hàng được hưởng, tha hồ trả lương thưởng, cổ tức. Cịn khi ngân hàng vì bất chấp mạo hiểm, làm ăn liều lĩnh dẫn tới thua lỗ thì lại bắt tồn dân phải chịu cùng.
5.2.4. Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tín dụng trước các biến động của nền kinh tế vĩ mô.
Trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, sự thực hiện các nghiệp vụ phái sinh (Derivatives - Hedging techniques) khơng đơn giản vì cần tn thủ các quy định của NHNN. Tuy nhiên, đây là công cụ rất hiệu quả để che chắn các rủi ro tín dụng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Các công cụ ngân hàng có thể dùng bao gồm:
Hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit options):
Một cơng cụ tín dụng phái sinh phổ biến hiện nay được sử dụng là Hợp đồng quyền chọn tín dụng. Hợp đồng quyền chọn tín dụng là một cơng cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Ngân hàng cũng thực
hiện các hợp đồng quyền chọn tương tự để bảo vệ danh mục đầu tư trong trường hợp những tổ chức phát hành không thể hịan thành trách nhiệm thanh tốn hoặc trong trường hợp giá trị thị trường của các chứng khóan giảm sút đáng kể do chất lượng tín dụng của tổ chức phát hành thay đổi.
Hợp đồng quyền chọn tín dụng cũng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm. Chẳng hạn, một ngân hàng lo ngại rằng mức xếp hạng tín dụng của nó sẽ có thể giảm trước khi ngân hàng phát hành các trái phiếu dài hạn để huy động thêm vốn do vậy ngân hàng có thể bị buộc phải trả một mức lãi suất huy động vốn cao hơn. Một giải pháp trong hòan cảnh này là ngân hàng mua hợp đồng quyền bán với mức chênh lệch lãi suất cơ bản cam kết trong hợp đồng được xác định là mức phổ biến trên thị trường hiện tại áp dụng đối với mức rủi ro tín dụng hiện tại của ngân hàng. Giống như các loại hợp đồng quyền khác, hợp đồng quyền rủi ro tín dụng cũng mang mức chênh lệch lãi suất cơ bản. Hợp đồng quyền chọn sẽ thanh tóan tịan bộ phần chênh lệch lãi suất cơ bản thực tế (so với một chứng khóan khơng có rủi ro) vượt lên phần chênh lệch lãi suất cơ bản thỏa thuận.
Hợp đồng hốn đổi các khoản tín dụng rủi ro (Credit Default Swap – CDS):
Một loại cơng cụ tín dụng phái sinh thơng dụng khác là hợp đồng hốn đổi các khoản tín dụng rủi ro. Những ngân hàng muốn ngăn chặn tổn thất do giá trị tài sản giảm thường sử dụng hợp đồng này. Thông qua một tổ chức trung gian Ngân hàng sẽ mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận của danh mục cho vay hay danh mục đầu tư. Chẳng hạn, ngân hàng vừa thực hiện một số khoản cho vay với tổng giá trị 100 triệu USD phục vụ cho việc xây dựng một số dự án đầu tư. Do lo ngại những khỏan vay bất động sản này sẽ có vấn đề trong điều kiện nền kinh tế địa phương đang gặp khó khăn, ngân hàng quyết định mua một hợp đồng quyền bán để đề phòng trường hợp các tổ chức vay vốn khơng trả nợ. Và do đó, với mỗi khỏan cho vay không thể thu hồi, ngân hàng sẽ nhận được phần chênh lệch của 1 triệu USD trừ đi trị giá thanh lý của tài sản dùng làm tài sản thế chấp cho khỏan vay.
Ngân hàng cũng có thể tìm một tổ chức đảm bảo cho các khỏan cho vay trong trường hợp không thể thu hồi vốn. Chẳng hạn, ngân hàng A quyết định lập hơp đồng hốn đổi tín dụng với ngân hàng B đối với khỏan cho vay xây dựng 5 năm
trị giá 100 triệu USD. Theo hợp đồng này, ngân hàng A sẽ phải trả cho ngân hàng B một khỏan phí nhất định (ví dụ là 0.5% giá trị khỏan cho vay, 500.000 USD). Về phần mình, ngân hàng B sẽ cam kết thanh tóan cho ngân hàng A một số tiền nhất định hay một tỷ lệ nhất định của khỏan vay nếu như ngân hàng A không thể thu hồi