CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
3.1. Tình hình kinh tế vĩ mơ tại Việt Nam
3.1.2. Chỉ số giá tiêu dùng
Sau nhiều năm tăng cao và bất thường, CPI năm 2014 đã chuyển hướng sang một nhịp biến động khác, khơng lặp lại vịng luẩn quẩn 2 năm tăng, 1 năm giảm như giai đoạn 2007–2012. Lạm phát năm 2014 có xu hướng liên tục giảm qua các quý, CPI quý 4 năm 2014 giảm 0,64% so với quý 3 năm 2014. Từ biểu đồ ta thấy, trong giai đoạn 2006 - 2014, CPI quý 4 luôn giảm so với quý 3. Thời điểm năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng, giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng đột
biến vào 6 tháng đầu năm và khiến giá cả sau đó lại giảm mạnh vào những tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2014, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1.84% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, CPI bình qn năm 2014 tăng 4.09% so với bình quân năm 2013, mức tăng thấp trong 10 năm trở lại đây. CPI bình quân mỗi tháng tăng khoảng 0.15%, tăng mạnh nhất trong quý 1 và quý 3 và thấp nhất (âm) trong quý 4.
Biểu đồ 3.2. Thay đổi chỉ số giá tiêu dùng theo quý
Nguồn: www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715
Có thể chỉ ra một số nhân tố chính dẫn tới CPI năm 2014 được kiềm chế ở mức thấp so với những năm trước như sau.
Thứ nhất, lạm phát đã giảm đáng kể do công tác quản lý, điều hành giá trong
năm 2014 được thực hiện khá hợp lý khi thời điểm điều chỉnh không trùng vào các tháng cao điểm đã giảm thiểu được tác động của việc điều chỉnh giá lên CPI. Mức giá được điều chỉnh đối với một số nhóm hàng do Nhà nước quản lý như Giáo dục, Y tế thấp hơn so với năm trước. Trong bối cảnh giá cả các nhóm hàng lương thực thực phẩm tương đối ổn định trong ba năm qua thì chính biên độ điều chỉnh tăng theo lộ trình của nhóm hàng giáo dục và y tế thấp hơn tương đối đã có sự đóng góp khơng nhỏ, làm nên sự khác biệt của CPI năm 2014 với năm 2013 và 2012.
Thứ hai, lạm phát nhập khẩu và lạm phát chi phí đẩy giảm mạnh. Giá các
mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa đang có chiều hướng giảm trong những năm qua. Ngoài ra, nhiều khoản thuế đã được cắt giảm, giãn, hoãn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí, giảm giá hàng
hố, dịch vụ; lãi suất cho vay của ngân hàng giảm khá nhanh; tỷ giá ổn định làm cho giá hàng nhập khẩu tính bằng USD giảm. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu đặc biệt là dầu thô trên thế giới giảm mạnh dẫn đến giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm, tác động kéo giảm chỉ số giá nhiều nhóm hàng quan trọng như “Nhà ở, vật liệu xây dựng” và “Giao thông”.
Thứ ba, lạm phát giảm tốc rõ rệt do chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ
của Chính phủ. Việc kiềm chế lạm phát thấp do thắt chặt chính sách tiền tệ khiến nguồn cầu tiêu dùng yếu đi, đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu của Chính phủ bị thu hẹp. Tăng trưởng tín dụng từ 2012 đi lên liên tục tới 2014, nhưng bình quân cũng chỉ bằng khoảng 1/3 so với giai đoạn trước khủng hoảng và chủ yếu tăng vào các tháng cuối năm. Ngoài ra, với ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô hơn là mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá, chính sách tài khóa ln được kiểm sốt chặt chẽ. Thu ngân sách cũng gặp khó khăn so với trước, song nhu cầu chi tiêu vẫn lớn, do vậy, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao và nợ công đã tới mức giới hạn nên Chính phủ khơng thể tiếp tục nới lỏng chi tiêu. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho cầu tiêu dùng thấp và giá cả khó có cơ hội tăng cao.
Thứ tư, tâm lý lạm phát của dân chúng ổn định nhờ lạm phát được kiểm soát
trong 2 năm liên tiếp 2012 và 2013. Tâm lý kỳ vọng lạm phát không bị áp lực lớn như trước, khi giá vàng giảm, giá USD ổn định, chứng khoán vẫn chưa vượt khỏi mốc 600 một cách bền vững, và bất động sản chưa có sự phục hồi rõ rệt…
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tăng trưởng thấp, sản xuất bị thu hẹp do những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu và q trình tái cơ cấu mới đang được triển khai, thì việc lạm phát được kiểm sốt ở mức thấp đã đóng vai trị quan trọng để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng niềm tin vào nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh.
Việc kiểm soát lạm phát ở mức thấp đã góp phần làm cho các khoản nợ vay của các thành phần trong nền kinh tế trở nên thấp tương đối, giúp gia tăng khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng. Điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng giảm dần kể từ năm 2013. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Eximbank trung bình lần lượt là 2,29%/quý, 1,18%/quý, 1,29%/quý, 2,77%/quý.