Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội theo quý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 43)

Nguồn: www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715

Trong giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội theo quý trung bình đạt 8,18%, thấp hơn 1,95% so với giai đoạn 2006 – 2008.

Từ năm 2013, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội theo quý trung bình đạt 9,59%. Tốc độ tăng trưởng dần hồi phục so với giai đoạn 2006 – 2008. Tốc tăng trưởng GDP hồi phục là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã dần vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính.

Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5,42% của năm 2013. Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra và vượt ngồi dự đốn của các chun gia, tổ chức trong và ngoài nước.

Tăng trưởng GDP năm 2014 vẫn tiếp tục hồi phục tuy nhiên mức hồi phục này vẫn còn thấp, chưa vượt qua mức 6% và chưa thực sự bền vững. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng năm 2014 thấp hơn khá xa mức tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1990-2010 (biểu đồ 4.1). Trong mức tăng chung, khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng cao nhất 7.14%, cao hơn nhiều so với các năm trước. Điều này chứng tỏ hướng đi đúng đắn của nền kinh tế hướng đến mục tiêu trở thành nước công nghiệp và dịch vụ.

Có nhiều yếu tố tạo nên năm 2014 thành cơng của kinh tế Việt Nam, trong đó, yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc Chính phủ đã chủ động thực thi nhiều chính sách ổn định kinh tế vĩ mơ, cải cách thể chế, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và

quốc tế. Kết quả đạt được là rõ ràng và đáng khích lệ. Điển hình nhất là thời gian doanh nghiệp nộp thuế đã giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm (giảm 290 giờ) chỉ sau 4 tháng trong khi cả 4 năm trước đó, chỉ giảm được tổng cộng 70 giờ). Những yếu tố khác đóng góp vào sự ổn định vĩ mô năm 2014 là sự cải thiện của thị trường tài chính - tiền tệ, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh, thái độ tích cực hơn đối với khu vực tư nhân (được thừa nhận là động lực quan trọng), thu ngân sách tăng và chi ngân sách giảm so với dự toán, dự trữ ngoại hối đạt mức cao.

Việc tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hồi phục làm cho thu nhập của các thành phần kinh tế ổn định hơn. Điều này giúp gia tăng khả năng thanh toán các khoản nợ vay cho ngân hàng. Kể từ năm 2013, tình hình kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp thuận lợi, điều này giúp nguồn thu nhập của các thành phần này ổn định. Các khoản nợ của các thành phần này tại ngân hàng được đảm bảo thanh tốn. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong giai đoạn này giảm. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Eximbank trung bình lần lượt là 2,29%/quý, 1,18%/quý, 1,29%/quý, 2,77%/quý.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Việt Nam đã và đang đàm phán ký kết hàng loạt hiệp định hội nhập ở đẳng cấp cao, trong khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa rất yếu, trình độ quản trị quốc gia khơng cao, năng suất lao động thấp, trình độ lao động thua kém nhiều nước trong khu vực và thế giới. Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững và có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng thấp.

3.1.2. Chỉ số giá tiêu dùng.

Sau nhiều năm tăng cao và bất thường, CPI năm 2014 đã chuyển hướng sang một nhịp biến động khác, khơng lặp lại vịng luẩn quẩn 2 năm tăng, 1 năm giảm như giai đoạn 2007–2012. Lạm phát năm 2014 có xu hướng liên tục giảm qua các quý, CPI quý 4 năm 2014 giảm 0,64% so với quý 3 năm 2014. Từ biểu đồ ta thấy, trong giai đoạn 2006 - 2014, CPI quý 4 luôn giảm so với quý 3. Thời điểm năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng, giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng đột

biến vào 6 tháng đầu năm và khiến giá cả sau đó lại giảm mạnh vào những tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2014, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1.84% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, CPI bình qn năm 2014 tăng 4.09% so với bình quân năm 2013, mức tăng thấp trong 10 năm trở lại đây. CPI bình quân mỗi tháng tăng khoảng 0.15%, tăng mạnh nhất trong quý 1 và quý 3 và thấp nhất (âm) trong quý 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)