Kết quả ước lượng mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

4.5. Kết quả ước lượng mơ hình

Ước lượng mơ hình bằng phương pháp fixed effects.

Kết quả ước lượng mơ hình (1) bằng phương pháp tác động cố định (fixed effects) cho thấy các biến NPL(-1), CRE, VNI, GDP đều ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Và hệ số hồi quy của các biến CRE, VNI, GDP đều mang dấu âm (-), cho thấy ảnh hưởng trái chiều với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng. Điều này phù hợp với kỳ vọng về dấu.

Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mơ hình (1) bằng phương pháp fixed effects.

Biến số Hệ số hồi quy

Độ lệch

chuẩn Chỉ số Z P-value Cận dưới của hệ số (**) Cận trên của hệ số (**)

NPL(-1) -0,2410883* 0,0864297 -2,79 0,006 -0,4121988 -0,0699778 CRE -0,1497519** 0,0626238 -2,39 0,018 -0,2737322 -0,0257716 VNI -0,4825635** 0,2409339 -2,00 0,047 -0,9595557 -0,0055712 GDP -0,3696119* 0,1357356 -2,72 0,007 -0,6383362 -0,1008875 CPI -0,0987385 0,315511 -0,31 0,755 -0,7233758 0,5258989 R -0,1730323 0,2821284 -0,61 0,541 -0,7315798 0,3855151 EXR -0,3012375 2,47051 -0,12 0,903 -5,192264 4,589789 _CONS 0,2412594 0,0821097 2,94 0,004 0,0787015 0,4038172 (*) là có ý nghĩa thống kê tại 1%, (**) là có ý nghĩa thống kê tại 5%, (***) là có ý nghĩa thống kê tại 10%.

Nguồn: kết quả tính tốn từ phần mềm Stata 11.0

Ước lượng mơ hình bằng phương pháp random effects.

Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mơ hình (1) bằng phương pháp random effects.

Biến số Hệ số hồi quy Độ lệch

chuẩn Chỉ số Z P-value Cận dưới của hệ số (**) Cận trên của hệ số (**) NPL(-1) -0,2058914** 0,0861282 -2,39 0,017 -0,3746996 -0,0370833 CRE -0,149406** 0,0633244 -2,36 0,018 -0,2735196 -0,0252924 VNI -0,4625704*** 0,2434844 -1,90 0,057 -0,9397911 0,0146503 GDP -0,3732143* 0,1372462 -2,72 0,007 -0,6422119 -0,1042167 CPI -0,1008372 0,3190407 -0,32 0,752 -0,7261456 0,5244711 R -0,1430558 0,2850056 -0,50 0,616 -0,7016565 0,415545 EXR -0,3360237 2,498115 -0,13 0,893 -5,232239 4,560191 _CONS 0,2395845 0,0830256 2,89 0,004 0,0768573 0,4023117 (*) là có ý nghĩa thống kê tại 1%, (**) là có ý nghĩa thống kê tại 5%, (***) là có ý nghĩa thống kê tại 10%.

Nguồn: kết quả tính tốn từ phần mềm Stata 11.0

Kết quả ước lượng mơ hình (1) bằng phương pháp tác động ngẫu nhiên (random effects) cho kết quả khác biệt so với phương pháp tác động cố định (fixed effects). Cụ thể chỉ có 3 biến NPL(-1), CRE, GDP có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Biến VNI khơng có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thay đổi tỷ lệ nợ xấu

trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Hệ số hồi quy của các biến này khi ước lượng bằng phương pháp random effects khơng có sự thay đổi về dấu so với phương pháp fixed effects.

Kiểm định Hausman.

Để chọn lựa mơ hình phù hợp tác giả tiến hành kiểm định Hausman. Với giả thuyết:

Ho : ) = 0 ( random effects)

H1: ) 0 ( fixed effects)

Giá trị p-value = 0,0012 < mức ý nghĩa 5%. Do đó ta chấp nhận giả thuyết H1, tức là phương pháp tác động cố định (fixed effects) phù hợp hơn khi ước lượng mơ hình (1).

Kiểm định Wald.

Với giả thuyết:

H0: Phương sai qua các thực thể là không đổi H1: Phương sai qua các thực thể là thay đổi

Giá trị p-value = 0,000 < mức ý nghĩa 5%. Do đó ta chấp nhận giả thuyết H1, tức là phương sai qua các thực thể là thay đổi.

Kiểm định Wooldridge

Với giả thuyết:

H0: Khơng có hiện tương tự tương quan. H1: Có hiện tương tự tương quan.

Gía trị p-value = 0,0758 > mức ý nghĩa 5%. Do đó ta chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, tức là khơng có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình tại mức ý nghĩa 5%.

Như vậy mơ hình (1) được ước lượng bằng phương pháp fixed effects có hiện tượng phương sai thay đổi. Để khắc phục hiện tượng này, tác giả tiến hành ước lượng lại mơ hình (1) bằng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS). Kết quả ước lượng như sau:

Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mơ hình (1) bằng phương pháp Feasible General Least Square – FGLS.

Biến số Hệ số hồi quy

Độ lệch

chuẩn Chỉ số Z P-value Cận dưới của hệ số (**) Cận trên của hệ số (**)

NPL(-1) -0,2058914** 0,0834774 -2,47 0,014 -0,3695042 -0,0422786 CRE -0,149406** 0,0613755 -2,43 0,015 -0,2696998 -0,0291122 VNI -0,4625704** 0,2359908 -1,96 0,050 -0,9251038 -0,000037 GDP -0,3732143* 0,1330222 -2,81 0,005 -0,6339331 -0,1124956 CPI -0,1008372 0,3092217 -0,33 0,744 -0,7069007 0,5052262 R -0,1430558 0,2762341 -0,52 0,605 -0,6844647 0,3983532 EXR -0,3360237 2,421231 -0,14 0,890 -5,08155 4,409502 _CONS 0,2395845 0,0804704 2,98 0,003 0,0818655 0,3973035 (*) là có ý nghĩa thống kê tại 1%, (**) là có ý nghĩa thống kê tại 5%, (***) là có ý nghĩa thống kê tại 10%.

Nguồn: kết quả tính tốn từ phần mềm Stata 11.0

Kết quả ước lượng mơ hình (1) bằng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi cho kết quả không khác biệt nhiều so với phương pháp tác động ngẫu nhiên (random effects) và phương pháp tác động cố định (fixed effects). Cụ thể chỉ có 3 biến NPL(-1), CRE, GDP có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Ảnh hưởng của biến VNI đến thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ gần như có ý nghĩa thống kê tại mức 10%. Hệ số hồi quy của các biến CRE, GDP, VNI khi ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi vẫn mang dấu âm (-), phù hơp với kỳ vọng về dấu. Hệ số hồi quy của biến NPL(-1) mang dấu âm (-) cho thấy nếu trong quá khứ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng này cao thì ngay sau đó tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng này sẽ được điều chỉnh giảm.

Tác giả tiến hành ước lượng lại mơ hình (1) bằng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi với các biến có ý nghĩa thống kê. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.6. Kết quả ước lượng lần 2 mơ hình (1) bằng phương pháp Feasible General Least Square – FGLS.

Biến số Hệ số hồi quy Độ lệch

chuẩn Chỉ số Z P-value Cận dưới của hệ số (**) Cận trên của hệ số (**) NPL(-1) -0,1920871** 0,08069 -2,38 0,017 -0,3502366 -0,0339376 CRE -0,1679783* 0,053614 -3,13 0,002 -0,2730599 -0,0628968 VNI -0,4402846*** 0,2293723 -1,92 0,055 -0,8898461 0,0092769 GDP -0,3519082* 0,1281077 -2,75 0,006 -0,6029946 -0,1008218 _CONS 0,2222661 0,0553629 4,01 0,000 0,1137569 0,3307753 (*) là có ý nghĩa thống kê tại 1%, (**) là có ý nghĩa thống kê tại 5%, (***) là có ý nghĩa thống kê tại 10%.

Nguồn: kết quả tính tốn từ phần mềm Stata 11.0

Kết quả ước lượng cho thấy hệ số hồi quy của các biến NPL(-1), CRE, VNI, GDP đều có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy độ trễ một thời đoạn của thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, thay đổi chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX, tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng đến thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 4 ngân hàng Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với kết quả nghiên cứu của Fungakova & Jakubik (2013), Settor Amediku (2006), Elsinger, Lehar và Summer (2002).

Ảnh hưởng cụ thể của các biến vĩ mô đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 4 ngân hàng Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV như sau:

Hệ số hồi quy của biến VNI có giá trị là -0,44 mang giá trị âm (-). Kết quả này phù hợp với kỳ vọng về dấu ban đầu, cho thấy khi chỉ số giá chứng khoán VN- INDEX gia tăng sẽ có tác động tích cực làm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu. Cụ thể, khi tốc độ thay đổi chỉ số giá chứng khốn VN-INDEX gia tăng 1% thì tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng sẽ giảm 0,44%.

Hệ số hồi quy của biến GDP có giá trị là -0,35 mang giá trị âm (-). Kết quả này phù hợp với kỳ vọng về dấu ban đầu, cho thấy khi tổng sản phẩm quốc nội gia tăng sẽ có tác động tích cực làm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu. Cụ thể, khi tốc độ tăng trưởng GDP gia tăng 1% thì tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng sẽ giảm 0,35%.

Hệ số hồi quy của biến CRE có giá trị là -0,17 mang giá trị âm (-). Kết quả này phù hợp với kỳ vọng về dấu ban đầu, cho thấy khi tăng trưởng tín dụng sẽ có tác động tích cực làm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu. Cụ thể, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng 1% thì tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng sẽ giảm 0,17%.

Hệ số hồi quy của biến NPL(-1) có giá trị là -0,19 mang giá trị âm (-). Kết quả này cho thấy khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong giai đoạn trước tăng 1% thì trong giai đoạn sau đó tỷ lệ này sẽ bị điều chỉnh giảm 0,19% và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)