Đóng góp mới của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

2.4. Đóng góp mới của đề tài

Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nhiều nghiên cứu độc lập từ trước về Stress Testing, luận văn có một số đóng góp mới, khác biệt với các nghiên cứu trước đây cụ thể như sau:

 Tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu Stress Testing đối với một loại rủi ro nhất định, cụ thể là rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây thường thực hiện đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng bao gồm cả những ngân hàng có quy mơ lớn và những ngân hàng có quy mơ nhỏ, tuy nhiên theo nghiên cứu về quy mơ ngân hàng, tín dụng và nguồn gốc của rủi ro thị trường ngân hàng (Monetary and Economic department, 2007) rủi ro tín dụng của các ngân hàng có quy mơ khác nhau là khơng giống nhau.

 Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính quý 4 năm 2006 đến quý 1 năm 2015 của 4 ngân hàng lớn là Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, tác giả đã xử lý số liệu nhằm phân tích, đánh giá sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng tại 4 ngân hàng này. Khác với các nghiên cứu trước đây thường sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian (time series), nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng (panel data).

Theo Baltagi (2006), việc sử dụng dữ liệu bảng có các ưu điểm hơn so với các loại dữ liệu khác như: cung cấp nhiều thơng tin hơn, ít có sự đa cộng tuyến giữa các biến trong mơ hình, bậc tự do cao hơn. Đồng thời bằng cách nghiên cứu dữ liệu bảng sẽ giúp thực hiện tốt hơn các nghiên cứu về những thay đổi xảy ra liên tục như: tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp,… Ngoài ra, dữ liệu bảng cịn giúp kiểm sốt sự khác biệt khơng quan sát được giữa các thực thể trong mẫu (các ngân hàng trong mẫu).

 Các biến vĩ mơ trong mơ hình nghiên cứu, được tác giả đưa vào dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước có liên quan. Bên cạnh đó, sau khi xây dựng được mơ hình thể hiện mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Tác giả tiến hành phân tích kịch bản bằng phần mềm Crystal Ball. Các kịch bản được xây dựng dựa trên dự báo kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 được nêu ra trong bài thảo luận chính sách của viện nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR.

 Khác với các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình vector tự hồi quy VAR trong việc xây dựng mơ hình mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và tỷ lệ nợ xấu, tác giả sử dụng ước lượng tác động cố định (fixed effects) và tác động ngẫu nhiên (random effects) để xây dựng mơ hình với dữ liệu bảng, kiểm định Hausman được tác giả sử dụng để lựa chọn mơ hình thích hơp. Các kiểm định cần thiết về tự tương quan trong dữ liệu bảng và phương sai thay đổi qua các thực thể được tác giả thực hiện. Nếu các kiểm định này bị vi phạm, tác giả sẽ tiến hành ước lượng lại mơ hình bằng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng này.

Tóm tắt chương 2.

Trong chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng như: khái niệm, cách thức đo lường rủi ro tín dụng và các yếu tố vĩ mơ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

Cơ sở lý thuyết về Stress Testing cũng được tác giả đề cập trong chương 2 như: khái niệm, vai trò và các phương pháp thực hiện Stress Testing. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành thực hiện Stress Testing đối với rủi ro tín dụng theo phương pháp phân tích kịch bản từ trên xuống.

Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan đến Stress Testing đối với rủi ro tín dụng được thực hiện tại các nước. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả cũng trình bày những đóng góp mới về dạng dữ liệu nghiên cứu, phương pháp thực hiện Stress Testing của nghiên cứu này.

Trong chương 3, tác giả sẽ trình bày và phân tích thực trạng rủi ro rín dụng của các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam và biến động của môi trường vĩ mô tại Việt Nam. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại lớn trước các diễn biến của nền kinh tế vĩ mô.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LỚN TẠI VIỆT NAM

Giới thiệu chương.

Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng nên tình hình kinh tế dần hồi phục, lạm phát được kiểm sốt là tín hiệu đáng mừng và là điều kiện tốt để Ngân hàng Nhà nước từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ trên cơ sở thận trọng. Tuy nhiên, trước bối cảnh chung của tình hình kinh tế thế giới cũng như nội tại của Việt Nam, thị trường tiền tệ vẫn phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Hoạt động ngân hàng từ lâu được xem là mạch máu của nền kinh tế tuy nhiên hiện nay các ngân hàng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao, nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng chưa được cải thiện, do đó hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại vẫn thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập - chi phí năm 2014 của tồn hệ thống chỉ tăng khoảng 3%, thấp hơn so với năm 2013. Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào thấp, trong khi chi phí trích lập dự phịng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút.

Trong bối cảnh đó, các ngân hàng với quy mô vốn, tổng dư nợ, đội ngũ nhân sự lớn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi rủi ro tín dụng gia tăng. Để thấy được điều này, trong chương 3, tác giả sẽ phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của 4 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam là Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế vĩ mơ tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu cũng sẽ được tác giả phân tích.

3.1. Tình hình kinh tế vĩ mơ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại Việt Nam. 3.1.1. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.

Trong giai đoạn 2006 – 2008, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội theo quý trung bình đạt 10,13%. Tốc độ tăng trưởng cao nhất là 46,27% đạt vào quý 2 năm 2008.

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội theo quý.

Nguồn: www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715

Trong giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội theo quý trung bình đạt 8,18%, thấp hơn 1,95% so với giai đoạn 2006 – 2008.

Từ năm 2013, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội theo quý trung bình đạt 9,59%. Tốc độ tăng trưởng dần hồi phục so với giai đoạn 2006 – 2008. Tốc tăng trưởng GDP hồi phục là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã dần vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính.

Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5,42% của năm 2013. Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra và vượt ngồi dự đốn của các chun gia, tổ chức trong và ngoài nước.

Tăng trưởng GDP năm 2014 vẫn tiếp tục hồi phục tuy nhiên mức hồi phục này vẫn còn thấp, chưa vượt qua mức 6% và chưa thực sự bền vững. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng năm 2014 thấp hơn khá xa mức tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1990-2010 (biểu đồ 4.1). Trong mức tăng chung, khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng cao nhất 7.14%, cao hơn nhiều so với các năm trước. Điều này chứng tỏ hướng đi đúng đắn của nền kinh tế hướng đến mục tiêu trở thành nước cơng nghiệp và dịch vụ.

Có nhiều yếu tố tạo nên năm 2014 thành công của kinh tế Việt Nam, trong đó, yếu tố đầu tiên phải kể đến là việc Chính phủ đã chủ động thực thi nhiều chính sách ổn định kinh tế vĩ mơ, cải cách thể chế, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và

quốc tế. Kết quả đạt được là rõ ràng và đáng khích lệ. Điển hình nhất là thời gian doanh nghiệp nộp thuế đã giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm (giảm 290 giờ) chỉ sau 4 tháng trong khi cả 4 năm trước đó, chỉ giảm được tổng cộng 70 giờ). Những yếu tố khác đóng góp vào sự ổn định vĩ mơ năm 2014 là sự cải thiện của thị trường tài chính - tiền tệ, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh, thái độ tích cực hơn đối với khu vực tư nhân (được thừa nhận là động lực quan trọng), thu ngân sách tăng và chi ngân sách giảm so với dự toán, dự trữ ngoại hối đạt mức cao.

Việc tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hồi phục làm cho thu nhập của các thành phần kinh tế ổn định hơn. Điều này giúp gia tăng khả năng thanh toán các khoản nợ vay cho ngân hàng. Kể từ năm 2013, tình hình kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp thuận lợi, điều này giúp nguồn thu nhập của các thành phần này ổn định. Các khoản nợ của các thành phần này tại ngân hàng được đảm bảo thanh tốn. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong giai đoạn này giảm. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Eximbank trung bình lần lượt là 2,29%/quý, 1,18%/quý, 1,29%/quý, 2,77%/quý.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Việt Nam đã và đang đàm phán ký kết hàng loạt hiệp định hội nhập ở đẳng cấp cao, trong khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa rất yếu, trình độ quản trị quốc gia khơng cao, năng suất lao động thấp, trình độ lao động thua kém nhiều nước trong khu vực và thế giới. Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững và có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng thấp.

3.1.2. Chỉ số giá tiêu dùng.

Sau nhiều năm tăng cao và bất thường, CPI năm 2014 đã chuyển hướng sang một nhịp biến động khác, khơng lặp lại vịng luẩn quẩn 2 năm tăng, 1 năm giảm như giai đoạn 2007–2012. Lạm phát năm 2014 có xu hướng liên tục giảm qua các quý, CPI quý 4 năm 2014 giảm 0,64% so với quý 3 năm 2014. Từ biểu đồ ta thấy, trong giai đoạn 2006 - 2014, CPI quý 4 luôn giảm so với quý 3. Thời điểm năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng, giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng đột

biến vào 6 tháng đầu năm và khiến giá cả sau đó lại giảm mạnh vào những tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2014, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1.84% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, CPI bình qn năm 2014 tăng 4.09% so với bình quân năm 2013, mức tăng thấp trong 10 năm trở lại đây. CPI bình quân mỗi tháng tăng khoảng 0.15%, tăng mạnh nhất trong quý 1 và quý 3 và thấp nhất (âm) trong quý 4.

Biểu đồ 3.2. Thay đổi chỉ số giá tiêu dùng theo quý

Nguồn: www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715

Có thể chỉ ra một số nhân tố chính dẫn tới CPI năm 2014 được kiềm chế ở mức thấp so với những năm trước như sau.

Thứ nhất, lạm phát đã giảm đáng kể do công tác quản lý, điều hành giá trong

năm 2014 được thực hiện khá hợp lý khi thời điểm điều chỉnh không trùng vào các tháng cao điểm đã giảm thiểu được tác động của việc điều chỉnh giá lên CPI. Mức giá được điều chỉnh đối với một số nhóm hàng do Nhà nước quản lý như Giáo dục, Y tế thấp hơn so với năm trước. Trong bối cảnh giá cả các nhóm hàng lương thực thực phẩm tương đối ổn định trong ba năm qua thì chính biên độ điều chỉnh tăng theo lộ trình của nhóm hàng giáo dục và y tế thấp hơn tương đối đã có sự đóng góp khơng nhỏ, làm nên sự khác biệt của CPI năm 2014 với năm 2013 và 2012.

Thứ hai, lạm phát nhập khẩu và lạm phát chi phí đẩy giảm mạnh. Giá các

mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa đang có chiều hướng giảm trong những năm qua. Ngoài ra, nhiều khoản thuế đã được cắt giảm, giãn, hoãn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí, giảm giá hàng

hố, dịch vụ; lãi suất cho vay của ngân hàng giảm khá nhanh; tỷ giá ổn định làm cho giá hàng nhập khẩu tính bằng USD giảm. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu đặc biệt là dầu thô trên thế giới giảm mạnh dẫn đến giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm, tác động kéo giảm chỉ số giá nhiều nhóm hàng quan trọng như “Nhà ở, vật liệu xây dựng” và “Giao thông”.

Thứ ba, lạm phát giảm tốc rõ rệt do chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ

của Chính phủ. Việc kiềm chế lạm phát thấp do thắt chặt chính sách tiền tệ khiến nguồn cầu tiêu dùng yếu đi, đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu của Chính phủ bị thu hẹp. Tăng trưởng tín dụng từ 2012 đi lên liên tục tới 2014, nhưng bình quân cũng chỉ bằng khoảng 1/3 so với giai đoạn trước khủng hoảng và chủ yếu tăng vào các tháng cuối năm. Ngoài ra, với ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô hơn là mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá, chính sách tài khóa ln được kiểm sốt chặt chẽ. Thu ngân sách cũng gặp khó khăn so với trước, song nhu cầu chi tiêu vẫn lớn, do vậy, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao và nợ cơng đã tới mức giới hạn nên Chính phủ khơng thể tiếp tục nới lỏng chi tiêu. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho cầu tiêu dùng thấp và giá cả khó có cơ hội tăng cao.

Thứ tư, tâm lý lạm phát của dân chúng ổn định nhờ lạm phát được kiểm soát

trong 2 năm liên tiếp 2012 và 2013. Tâm lý kỳ vọng lạm phát không bị áp lực lớn như trước, khi giá vàng giảm, giá USD ổn định, chứng khoán vẫn chưa vượt khỏi mốc 600 một cách bền vững, và bất động sản chưa có sự phục hồi rõ rệt…

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tăng trưởng thấp, sản xuất bị thu hẹp do những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu và q trình tái cơ cấu mới đang được triển khai, thì việc lạm phát được kiểm sốt ở mức thấp đã đóng vai trị quan trọng để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng niềm tin vào nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh.

Việc kiểm sốt lạm phát ở mức thấp đã góp phần làm cho các khoản nợ vay của các thành phần trong nền kinh tế trở nên thấp tương đối, giúp gia tăng khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng. Điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng giảm dần kể từ năm 2013. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Eximbank trung bình lần lượt là 2,29%/quý, 1,18%/quý, 1,29%/quý, 2,77%/quý.

3.1.3. Thị trường chứng khoán.

Năm 2006 với đa số nhà đầu tư là thời điểm cơn sốt chứng khoán bộc lộ rõ rệt nhất. Chỉ số VN-Index lên gần 752 điểm vào cuối quý 4 và thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường chứng khốn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Những công ty niêm yết như Cổ phần Cơ điện lạnh, Vinamilk báo lãi lớn khiến nhà đầu tư tích cực thu gom cổ phiếu.

Biểu đồ 3.3. Chỉ số VN - Index

Nguồn: cafef.vn/Lich-su-giao-dich-VNINDEX-1.chn#data

Trong năm 2007, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)