Nguồn: www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/tg
Cụ thể diễn biến trong năm đã có 2 lần can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối. Lần thứ nhất diễn ra vào ngày 18/6/2014, tỷ giá đã được quyết định tăng lên 1% thành 21.246 VND/USD để bám sát hơn với cung cầu thực tế đồng thời giúp ổn định tỷ giá. Do ngay từ đầu năm, đã có kế hoạch điều chỉnh tỷ giá khơng q 2% trong năm 2014 cùng với tình hình lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao nên việc điều chỉnh này đã không gây xáo động trên thị trường, thị trường ngay sau đó đã ổn định hơn.
Lần can thiệp thứ 2 vào nửa cuối năm 2014, tỷ giá tăng mạnh bắt đầu từ ngày 12/11/2014 một phần do kỳ vọng của thị trường là tỷ giá sẽ được điều chỉnh lần thứ hai, phần khác là do yếu tố mùa vụ khi cầu ngoại tệ tăng cao để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục vụ tiêu dùng dịp lễ, Tết và khi các khoản vay ngoại tệ đáo hạn. Khi đó, việc can thiệp đã được thực hiện trực tiếp bằng cách bán một lượng lớn ngoại tệ (từ giữa tháng 11 cho đến hết tháng 12). Đồng thời, trên thị trưởng mở, một lượng tiền khoảng 46 nghìn tỉ đồng đã được bơm rịng để đảm bảo thanh khoản. Nhờ vậy, đã đảm bảo sự ổn định của thị trường ngoại hối đồng thời đảm bảo thanh khoản cho toàn thị trường.
Cùng với việc duy trì tỉ giá ổn định, giữ chênh lệch lãi suất tiền gửi VND và USD (4-5%) với hướng có lợi hơn cho việc nắm giữ VND đã làm tăng tính hấp dẫn của tiền đồng, khuyến khích doanh nghiệp bán USD cho ngân hàng, làm tăng cung
ngoại tệ, góp phần khắc phục tình trạng đơ la hóa, ổn định thị trường ngoại hối trong năm 2014 (tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm 13% tổng tiền gửi).
Bên cạnh đó, với việc chủ động cơng bố thông tin định hướng điều hành tỷ giá, nâng cao vai trò là người mua/bán ngoại tệ cuối cùng trên tồn hệ thống đã giúp cho cơng tác điều hành chính sách tỷ giá thời gian qua được chủ động hơn, không bị động trước những áp lực của thị trường.
Có thể thấy, trong giai đoạn từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2009, tỷ giá hối đoái liên tục biến động đã khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân vay ngoại tệ gặp khó khăn. Tỷ giá hối đối gia tăng liên tục đã làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp nhập khẩu, dẫn đến giảm khả năng sinh lời và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nhóm khách hàng này. Ngồi ra, đối với doanh nghiệp vay ngoại tệ, nhưng nguồn thu là nội tệ thì tỷ giá tăng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại cũng không ngừng biến động. Bắt đầu từ năm 2010, tỷ giá hối đoái dần được ổn định. Điều này đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại giảm dần.
3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại lớn.
Trong giai đoạn quý 4 năm 2006 đến quý 1 năm 2015, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng lớn có nhiều biến động nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước mỗi thời kỳ.