CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài
Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan đến Stress Testing đối với rủi ro tín dụng được thực hiện tại các nước. Các biến vĩ mơ trong mơ hình nghiên cứu, được tác giả đưa vào dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước có liên quan.
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả cũng trình bày những đóng góp mới về dạng dữ liệu là dữ liệu bảng khi thực hiện nghiên cứu và phương pháp thực hiện Stress Testing của nghiên cứu này. Khác với các nghiên cứu trước sử dụng mơ hình vector tự hồi quy VAR trong việc xây dựng mơ hình mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và tỷ lệ nợ xấu, tác giả sử dụng ước lượng tác động cố định (fixed effects) và tác động ngẫu nhiên (random effects) để xây dựng mơ hình với dữ liệu bảng, kiểm định Hausman được tác giả sử dụng để lựa chọn mơ hình thích hơp. Các kiểm định cần thiết về tự tương quan trong dữ liệu bảng và phương sai thay đổi qua các thực thể được tác giả thực hiện. Nếu các kiểm định này bị vi phạm, tác giả sẽ tiến hành ước lượng lại mơ hình bằng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng này. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, thay đổi chỉ số VN-INDEX đều ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Ngoài ra, độ trễ một thời đoạn của thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cũng có ảnh hưởng đến thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 4 ngân hàng Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV.
Stress Testing được thực hiện với 3 kịch bản của nền kinh tế trong giai đoạn 2016 - 2020 là kịch bản bất lợi, kịch bản bình thường và kịch bản thuận lợi. Kết quả Stress Testing với kịch bản bất lợi, các ngân hàng hàng Eximbank, Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2016 – 2020 vượt quá giới
hạn cho phép 3%. Các ngân hàng BIDV, Vietinbank tuy có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2016 – 2020 ở trong giới hạn cho phép nhưng trong trường hợp xấu nhất tỷ lệ này vẫn vượt giới hạn cho phép. Kết quả tương tự cũng thu được với kịch bản bình thường chỉ có ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân trong cả giai đoạn trong giới hạn cho phép 3%. Với kịch bản thuận lợi, có 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân trong cả giai đoạn trong giới hạn cho phép 3% là ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên trong trường hợp nền kinh tế diễn biến xấu nhất ở cả 3 kịch bản thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của cả 4 ngân hàng đều có thể vượt giới hạn cho phép.