CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
4.6. Xây dựng các kịch bản kinh tế vĩ mô cho giai đoạn 2016 – 2020
Trong phần này, tác giả tập trung xây dựng các kịch bản khác nhau cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể các kịch bản được xây dựng dựa trên dự báo về kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR và bao gồm 3 kịch bản: kịch bản bất lợi, kịch bản bình thường và kịch bản thuận lợi.
Vì trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế Việt Nam. Về điều kiện khách quan, bao gồm các hoàn cảnh khác nhau của môi trường quốc tế (nền kinh tế thế giới và khu vực) có thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam hay không (thông qua sức cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam, mức giá trên thế giới, tiềm năng của các dịng vốn đầu tư nước ngồi, điều kiện thuận lợi trong các hoạt động thương mại và liên kết quốc tế). Về điều kiện chủ quan, phụ thuộc vào chính sách chủ động trong nước , cam kết cải cách nền kinh tế theo hướng tăng hiệu quả và chất lượng tăng trưởng, điều kiện thay đổi về cấu trúc kinh tế, chất lượng nguồn lực, đặc biệt là chất lượng lao động và đầu tư cơng, chính sách huy động nguồn lực từ bên ngoài (thay đổi nợ nước ngồi), khả năng cải cách thể chế và hành chính, phát triển khoa học công nghệ để tăng năng suất.
Các kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 có thể xây dựng dựa trên các điều kiện quốc tế như sau:
Kịch bản bất lợi: Đây là trường hợp các xung đột trên thế giới gia tăng, đẩy giá nguyên liệu lên cao. Trong khu vực thì quan hệ Việt-Trung có nhiều căng thẳng, tiếp diễn và leo thang như trong giai đoạn mùa hè năm 2014. Trong kịch bản này, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng chậm, nhập khẩu khó khăn hơn với giá nhập khẩu tăng.
Kịch bản bình thường: Đây là trường hợp các diễn biến quốc tế trên thế giới và trong khu vực tương đối ổn định. Thương mại tiếp tục mở rộng, hội nhập của ASEAN thực hiện đúng lộ trình, khơng có tăng đột biến trong giá nguyên liệu của thế giới. Xuất khẩu của Việt Nam giữ mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2014.
Kịch bản thuận lợi: Đây là trường hợp các hiệp định thương mại lớn như TPP được thực hiện. Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam phát huy hiệu lực. Xuất khẩu của Việt Nam tới các thị trường lớn như Mỹ, EU tăng nhanh. Các điều kiện khác tương tự như trong kịch bản bình thường.
Trong mỗi kịch bản có nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác nhau, tuy nhiên tác giả chỉ quan tâm đến số liệu dự báo của các biến độc lập trong mơ hình (1). Cụ thể:
Kịch bản bất lợi: trong kịch bản này bình quân tăng trưởng GDP ở mức thấp 4,2%/năm, tức là khoảng 1,05%/quý. Tốc độ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức 6%/năm, tức là khoảng 1,5%/quý. Tăng trưởng tín dụng bình quân 11,3%/năm, tức là khoảng 2,83%/quý.
Kịch bản bình thường: trong kịch bản này bình quân tăng trưởng GDP ở mức trung bình khoảng 5,08%/năm, tức là khoảng 1,27%/quý. Tốc độ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức 5%/năm, tức là khoảng 1,25%/q. Tăng trưởng tín dụng bình qn 18,7%/năm, tức là khoảng 4,68%/quý.
Kịch bản thuận lợi: trong kịch bản này bình quân tăng trưởng GDP ở mức cao khoảng 5,52%/năm, tức là khoảng 1,38%/quý. Tốc độ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức 6%/năm, tức là khoảng 1,5%/q. Tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 21,7%/năm, tức là khoảng 5,43%/quý.
Các số liệu liên quan đến các biến GDP, CRE cho giai đoạn 2016 – 2020 đã được đề cập đến trong 3 kịch bản do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR. Riêng số liệu liên quan đến biến VNI cho giai đoạn 2016 – 2020 được tác giả xây dựng dựa trên quyết định số 450/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 18/4/2012 về việc phê duyệt chiến lược tài chính đến năm 2020 và số liệu về GDP trong 3 kịch bản trên. Cụ thể:
Theo quyết định số 450/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào năm 2015 và đạt khoảng 70% GDP vào năm 2020. Như vậy với kịch bản bất lợi, bình quân tăng trưởng GDP ở mức
thấp 4,2%/năm thì chỉ số VN-INDEX bình quân tăng 13,33%/năm, tức là tăng 3,33%/quý. Với kịch bản bình thường, bình quân tăng trưởng GDP ở mức cao khoảng 5,08%/năm thì chỉ số VN-INDEX bình quân tăng 14,3%/năm, tức là tăng 3,5%/quý. Với kịch bản thuận lợi, bình quân tăng trưởng GDP ở mức cao khoảng 5,52%/năm thì chỉ số VN-INDEX bình quân tăng 14,78%/năm, tức là tăng 3,69%/quý.
Bảng 4.7. Tóm tắt các kịch bản cho giai đoạn 2016 – 2020.
Biến Kịch bản bất lợi Kịch bản bình thường Kịch bản thuận lợi
GDP 1,05%/quý 1,27%/quý 1,38%/quý
CRE 2,83%/quý 4,68%/quý 5,43%/quý
VNI 3,33%/quý 3,5%/quý 3,69%/quý
Nguồn:nghiên cứu và tổng hợp của tác giả từ viện nghiên cứu kinh tế và chính sách
VEPR.