Thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

3.1. Tình hình kinh tế vĩ mơ tại Việt Nam

3.1.3. Thị trường chứng khoán

Năm 2006 với đa số nhà đầu tư là thời điểm cơn sốt chứng khoán bộc lộ rõ rệt nhất. Chỉ số VN-Index lên gần 752 điểm vào cuối quý 4 và thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường chứng khốn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Những công ty niêm yết như Cổ phần Cơ điện lạnh, Vinamilk báo lãi lớn khiến nhà đầu tư tích cực thu gom cổ phiếu.

Biểu đồ 3.3. Chỉ số VN - Index

Nguồn: cafef.vn/Lich-su-giao-dich-VNINDEX-1.chn#data

Trong năm 2007, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO đánh dấu một bước chuyển biến tích cực của nền kinh tế cả nước trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và đây cũng là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam lại chứng kiến sự tăng trưởng mạnh, đỉnh điểm là VN – Index đạt mốc 1.170,67 điểm vào quý 1 năm 2007. Việc thị trường tăng mạnh khi đó đã khiến nhiều nhà đầu tư đủ mọi tầng lớp liên tục mua chứng khoán với suy nghĩ “nay mua, mai lãi” mà không cần biết nội tại doanh nghiệp tốt hay xấu. Giá cổ phiếu do đó tăng cao bất chấp nhiều cảnh báo lúc bấy giờ về một đợt giảm sâu. Sau đà tăng nóng, từ quý 2 năm 2007, chứng khoán bước vào xu thế giảm. Dấu ấn về năm 2008 đối với nhiều nhà đầu tư là cảm giác “ghê sợ” khi thị trường chứng khoán liên tiếp giảm điểm, cổ phiếu chạm sàn hàng loạt.

Trong năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hồi phục. Chỉ số VN – Index quý 4 năm 2009 đạt 494,77 điểm tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự thăng trầm của thị trường chứng khoán trong năm 2009 có quan hệ khá chặt chẽ với những chính sách tiền tệ và dòng tiền đổ vào thị trường. Kể từ lúc phục hồi từ mức thấp nhất vào tháng 2, thị trường đã trải qua 2 lần điều chỉnh mạnh. Sự phục hồi của thị trường từ mức 235.5 lên 512 đểm vào tháng 6 gắn liền với cung tiền trong nền kinh tế tăng nhanh do các chính sách kích cầu của chính phủ. Dư nợ từ gói hỗ trợ lãi suất tăng lên nhanh chóng, người tiêu dùng được khuyến khích vay tiền.

Từ năm 2010 đến nay, xét ở khía cạnh doanh nghiệp, kết quả kinh doanh không tác nhiều đến biến động của thị trường. Mặc dù doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như lãi suất ở mức cao, tỷ giá thiếu ổn định…

Chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp ngành bất động sản và ngân hàng, động lực chính để thúc đẩy thị trường tăng trưởng. Trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc ngành cao su thiên nhiên, đường… có kết quả kinh doanh khá tốt nhưng vẫn không thu hút được dịng tiền từ giới đầu tư. Có thể thấy việc thắt chặt chính sách tiền tệ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Do đó, từ năm 2010 đến nay đã có một làn sóng doanh nghiệp niêm yết tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn. Đây cũng là một trong những lý do khiến nguồn cung cổ phiếu gia tăng và tạo áp lực lên đà phục hồi của thị trường.

Về yếu tố dòng tiền, kênh hỗ trợ là hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trước áp lực tăng vốn và các yêu cầu tại Thông tư 13. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao trong thời gian dài và tăng mạnh vào những tháng cuối năm khiến cho dòng vốn đòn bẩy bị hạn chế.

Có thể thấy thơng thường, thời điểm tháng 1, 2 dương lịch thường là giai đoạn khá tích cực đối với thị trường chứng khốn Việt Nam. Theo thống kê từ giai đoạn 2010- 2014 cho thấy tết nguyên đán thường là thời điểm tốt cho việc đầu tư chứng khoán với mức tăng trưởng khá ấn tượng, tối thiểu ở mức 11% đối với VN- Index và 6% đối với HNX-Index. Trong đó, mức tăng mạnh nhất vào năm 2013 với mức tăng lên tới trên 30% cho cả 2 sàn. Tuy nhiên năm 2015 đã không tiếp diễn xu

hướng tích cực như vậy. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 2/2015, VN-Index chỉ tăng 48,12 điểm (tương ứng 8,8%) và HNX-Index chỉ tăng 3,03 điểm (tương ứng 3,6%) so với phiên giao dịch đầu năm. Điều này có thể là do ảnh hưởng của Thơng tư 36, khi cánh cửa cho vay chứng khoán đã hẹp lại hơn trước rất nhiều.

Trong tháng 3 năm 2015, diễn biến thị trường chứng khoán đã khả quan hơn sau khi chỉ số VN-Index đã chính thức vượt ngưỡng 600 điểm (sau hơn 3 tháng). Tuy sau đó chỉ số VN-Index đã giảm, mức chốt ngày 30/3/2015 ở 545 điểm. Khối ngoại xả hàng thối vốn, cịn khối nội chưa thật mặn mà đầu tư mặc dù nền kinh tế có chuyển biến tích cực hơn các năm trước.

Thăng trầm của thị trường chứng khoán đã kéo theo sự biến động tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán kể từ đầu năm 2008 đến đầu năm 2009 đã khiến cho hàng loạt các khoản nợ vay kinh doanh chứng khoán mất khả năng thanh toán, kéo theo nợ xấu của các ngân hàng thương mại gia tăng trong giai đoạn này. Thậm chí trong giai đoạn này, một số ngân hàng thương mại đã ban hành chính sách tín dụng quy định cấm cho vay kinh doanh chứng khoán. Từ năm 2009 thị trường chứng khốn bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, các khoản nợ vay kinh doanh chứng khoán bắt đầu được xử lý, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đối với hoạt động kinh doanh này bắt đầu có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định sức chịu đựng đối với quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)