Tiêu chí đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 32 - 34)

1.2 Tổng quan về xử lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu

Có nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động XLNX của NHTM, tuy nhiên về cơ bản có 5 chỉ tiêu theo nghiên cứu của Trần Huy Hoàng (2011).

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Số dư nợ xấu

Cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này tăng cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay và ngược lại. Theo quy định của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn ≤ 5%, tỷ lệ nợ xấu ≤ 3%.

Tỷ lệ thu hồi nợ xấu

Tỷ lệ thu hồi nợ xấu =Các khoản nợ xấu đã thu hồi được

Tổng dư nợ xấu x 100%

Nợ xấu đã thu hồi được thông qua việc khách hàng tự đến trả hoặc hai bên khách hàng và ngân hàng cùng phối hợp để xử lý TSĐB nhằm hoàn vốn cho ngân hàng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá khả năng XLNX của NHTM. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng đều hồn trả được nợ và mặc dù có nợ xấu nhưng rủi ro mất vốn của ngân hàng gần như rất thấp và ngược lại.

Tỷ lệ xóa nợ

Tỷ lệ xóa nợ =Các khoản xóa nợ ròng

Tổng dư nợ cho vay X 100%

Khi nợ xấu phát sinh, các NHTM phải trích lập DPRR từ 5% đến 100% số tiền dư nợ vay của khách hàng; bên cạnh đó ngân hàng vẫn phải theo dõi, quản lý và tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ nhưng nếu khách hàng vẫn không thể trả được nợ thì NHTM phải thực hiện khoản nợ xấu này. Cụ thể là sau khi xử lý TSĐB nợ vay của khách hàng, số tiền còn lại ngân hàng không thu hồi được phải xử lý bằng số tiền đã dùng để trích lập DPRR để hồn vốn, đó là việc xóa nợ rịng của NHTM, đây là số dư nợ đã được xác định thiệt hại và đã được xuất toán ngoại bảng sau khi trừ đi phần thu hồi được bao gồm phần thu từ TSĐB. Tuy nhiên, việc ngân hàng xóa nợ khơng đồng nghĩa với việc khách hàng hết nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, chỉ tiêu này phản ánh các cố gắng đồng bộ trong hoạt động XLNX của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn và dễ dẫn đến nguy cơ đổ vỡ của hệ thống NHTM và ngược lại.

Tỷ lệ quỹ DPRR

Tỷ lệ quỹ DPRR = Quỹ DPRR

Tổng dư nợ xấu x 100%

Khi phát sinh nợ xấu, ngồi các khoản trích lập dự phòng chung, các NHTM cịn buộc phải trích lập DPRR cụ thể theo từng khoản nợ với các tỷ lệ khác nhau. Tỷ lệ này phản ảnh tính chủ động, dự phịng trong việc XLNX cũng như thể hiện khả năng bù đắp thiệt hại khi các khoản nợ xấu không thể thu hồi được.

Tỷ lệ nợ xấu đã tái cấu trúc

Tỷ lệ nợ xấu đã tái cấu trúc =Các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc

Tổng dư nợ x 100%

Tái cấu trúc các khoản nợ xấu có thể thơng qua việc gia hạn nợ, giãn nợ cho khách hàng, chuyển nhượng nợ… Việc này tuy khơng phản ánh đúng chất lượng tín dụng của ngân hàng nhưng lại giúp cho khách hàng tháo gỡ được khó khăn nhất định trong thời điểm nợ đến hạn phải trả và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng giảm xuống. Tỷ lệ này càng cao thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng càng thấp, tuy nhiên tỷ lệ này chỉ phản ánh tương đối về tình hình nợ xấu của ngân hàng, khơng phản ánh chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)