Giới thiệu một số mơ hình XLNX trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 37 - 43)

1.3 Xử lý nợ xấu tại công ty quản lý tài sản

1.3.5 Giới thiệu một số mơ hình XLNX trên thế giới

lược một số mơ hình XLNX tiêu biểu của các nước trong khu vực Đông Á và thế giới dựa theo bài nghiên cứu của Huỳnh Thế Du (2004), Phạm Mạnh Hùng (2012) và Hoàng Thủy Yến (2014) nhằm tìm ra những điểm tương đồng trong điều kiện kinh tế cũng như về tiềm lực kinh doanh nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và cho SHB nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế tồn cầu.

Mơ hình XLNX của Nhật Bản

Tháng 03/2002, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản tăng rất cao là 34%. Chính phủ Nhật Bản tiến hành thực hiện cải cách như xây dựng khuôn khổ mới cho hệ thống tài chính, khn khổ mới cho tái cơ cấu các doanh nghiệp và cho quản lý hệ thống tài chính.

Cơ quan giám sát tài chính Nhật Bản (Financial Services Authority – FSA) đã giảm tỷ lệ nợ xấu còn một nửa và tạo ra một hệ thống tài chính mạnh mẽ với các biện pháp cụ thể như

Xây dựng khuôn khổ mới cho hệ thống tài chính Nhật Bản đảm bảo lợi ích của người dân và các tổ chức; hỗ trợ cho vay đối với thành phần kinh tế quan trọng là doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng cường hệ thống hỗ trợ thơng qua hợp tác tồn diện giữa Chính Phủ và ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhằm ngăn chặn rủi ro trong hệ thống ngân hàng và nguy cơ nền kinh tế giảm mạnh hơn nữa.

FSA cải cách bằng cách cử đại diện tham gia vào các TCTD được nhận trợ cấp tài chính và thực hiện hạch tốn lại các khoản cấp tín dụng theo u cầu của FSA, theo dõi việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu của các TCTD rơi vào thiếu hụt thanh khoản. FSA xem xét việc thành lập một quỹ công cộng để trong trường hợp cần thiết sẽ nhận tiền từ Chính phủ và xử lý các vấn đề trong hệ thống ngân hàng.

Xây dựng khuôn khổ mới cho tái thiết các doanh nghiệp FSA loại bỏ các khoản vay từ bảng cân đối thông qua việc bán các khoản vay. FSA thực hiện tự đánh giá các thông tin tham khảo về giá trị thị trường của các khoản vay FSA mua lại từ phía

ngân hàng, xem xét trích lập và sử dụng DPRR. FSA tăng cường chức năng hồi sinh cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nguồn nhân lực và mở rộng tài chính với cam kết từ phía các ngân hàng lớn. FSA đề xuất các biện pháp đối phó với biến động lớn về giá cổ phiếu.

Cải tổ cơ quan quản lý tài chính FSA sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền để đánh giá các quỹ dự trữ, rà soát lại khung thời gian của các tài sản yêu cầu trích lập DPRR, phân loại khách hàng vay lớn, đánh giá giá trị hợp lý của các giao dịch hoán đổi vốn chủ sở hữu. FSA công bố sự khác biệt giữa kết quả kiểm tra và kết quả do các TCTD tự đánh giá, yêu cầu các TCTD tự thu hẹp khoảng cách đối với các tiêu chí mới. FSA tăng cường an toàn vốn, tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của các TCTD thông qua quy định về kiểm toán độc lập, áp dụng hệ thống cảnh báo sớm đối với rủi ro trong phát hiện qua thanh tra, giám sát.

Sau nhiều nỗ lực, hệ thống ngân hàng Nhật Bản đã hồi phục từ năm 2003, đạt lợi nhuận cao trong năm 2004 theo mục tiêu đề ra giúp cho nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng và vượt qua khó khăn. Khơng giống với một số nước, toàn bộ số tiền thành lập Tập đoàn Tái thiết công nghiệp Nhật Bản (IRCJ) là của các ngân hàng chứ không phải từ Nhà nước, IRCJ là lựa chọn các tập đồn, cơng ty cần phải tái thiết, sau đó sẽ tách đơn vị thành nhiều phòng, ban và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng, ban.

Mơ hình XLNX của Thái Lan

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997 gây ra sự mất ổn định của đồng tiền và của các thị trường tiền tệ trong nước, sự giảm sút các luồng vốn nước ngoài đổ vào, nợ tồn đọng trong nước, nợ nước ngoài tăng mạnh, tỷ lệ tăng trưởng âm…

Thêm vào đó, Thái Lan tuyên bố phá giá tiền tệ làm tăng các chi phí dịch vụ nợ và chất thêm gánh nợ lên vai các công ty và khách nợ, làm tăng tình trạng mất khả năng thanh tốn dẫn đến phá sản cơng ty này. Thái Lan thực hiện XLNX dựa trên 3 giải

pháp cơ bản bao gồm bơm vốn trực tiếp, công ty AMC và trung gian tái cơ cấu nợ (Corporate Debt Restructuring Committee - CDRC).

Ủy ban cơ cấu tài chính Thái Lan (FRA) được Chính phủ thành lập ngày 22/10/1997 để xử lý 58 định chế tài chính bị đổ vỡ dưới sự giám sát của Bộ Tài chính. Đây là mơ hình AMC sở hữu Nhà nước được hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển các Định chế tài chính FIDF. Cơng ty FRA có quyền nhận được số tiền từ việc bán 1% giá trị tài sản từ cơng ty tài chính nó tiếp quản. FRA tiếp nhận tài sản và thực hiện bán buôn chứ không được quyền bán lẻ các tài sản này mà phải chuyển cho các công ty quản lý tài sản.

Công ty quản lý tài sản Thái Lan được thành lập ngày 22/10/1997 chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ nhỏ dưới 5triệu Baht và các bất động sản nhỏ. Trong năm 1999, công ty quản lý tài sản đã mua tổng giá trị tài sản có cơ bản là 197.047 tỷ Baht với giá đấu thầu là 33.853 tỷ Baht được trả bằng cách phát hành trái phiếu với tổng giá trị 33.958 tỷ Baht. Các trái phiếu được phát hành có thời hạn từ 3-5 năm với mức lãi suất từ 7-11% trả 6 tháng 1 lần. Công ty sẽ không bán lại các khoản đã mua trực tiếp từ Ủy ban cơ cấu tài FRA mà tiến hành cơ cấu nợ theo phương thức tối đa hóa giá trị và điều kiện của khoản vay trước khi bán hết hoặc công ty sẽ chuyển các khoản vay đó thành tài sản và thơng qua các phương tiện khác để tối đa hóa lợi nhuận của nó cũng như làm tăng tính thanh khoản của các tài sản này.

Các công ty quản lý tài sản được hưởng những chính sách khuyến khích về thuế của Chính phủ và các quy định tạo điều kiện thuận lợi thành lập công ty quản lý tài sản, mua các tài sản tồn đọng từ các TCTD. Công ty Quản lý tài sản Thái Lan (Thai Asset Management Corporation - TAMC) được Chính phủ thành lập từ tháng 6 năm 2001để xử lý nợ khó địi của hệ thống NHTM.

Mơ hình XLNX của Trung Quốc

Nguyên nhân Trung Quốc gây ra nợ xấu là do cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Theo quy định đó thì các NHTM Nhà nước lớn sẽ chỉ là những cơ quan hành chính Nhà nước, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định của các công ty và dự án Nhà nước

đang trong tình trạng làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ, đặc biệt là những khoản vay này khơng cần phải thơng qua quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ nên RRTD là điều khơng thể tránh. Q trình XLNX của Trung Quốc được đánh dấu bởi bước ngoặc chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường thông qua việc tái cấu trúc các DNNN và hệ thống Nhà nước trong 3 giai đoạn chính

Giai đoạn 1 từ giữa những năm 1990, nhằm chuyển đổi hệ thống ngân hàng, tách cho vay chính sách ra khỏi cho vay thương mại bằng cách thành lập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách. Giai đoạn 2 từ 1999 đến 2003, thành lập 4 cơng ty quản lý tài sản được Chính phủ tài trợ, tương ứng với một trong số 4 NHTM Nhà nước lớn nhằm giải quyết các khoản nợ xấu từ trước năm 1996 với tổng giá trị là 1,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương khoản 169 tỷ USD), chiếm 19% GDP của Trung Quốc năm 1999 theo nghiên cứu của Wang, B. and Peiser, R. (2007). Giai đoạn 3 từ 2003 đến hiện nay, tập trung tái cấu trúc các NHTM Nhà nước bằng cách kêu gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài một cách chọn lọc, niêm yết ra cơng chúng nhằm gia tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng lớn.

Kết quả XLNX của Trung Quốc là chất lượng tài sản tại 4 NHTM Nhà nước được cải thiện, tuy nhiên những khoản nợ xấu này không thể biến mất khỏi hệ thống tài chính Trung Quốc mà chỉ chuyển giao từ tổ chức này sang tổ chức khác.

Mơ hình XLNX của Malaysia

Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia (Danaharta) hoạt động từ 1998 đến 2005 đã đạt được những kết quả ấn tượng. Trong khi giá trị hồi phục của các AMC nằm trong khoảng từ 20-50% thì các khoản nợ xấu của Danaharta có giá trị hồi phục đến 58%. Khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 đã làm đồng Ringgit mất đến 50% giá trị. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên hai con số, đỉnh điểm vào tháng 8/1998 khi nợ xấu lên đến 11,4%. Với mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 10%, Danaharta đặt ra kế hoạch mua những khoản nợ xấu trên 5 triệu Ringit, tức là gần 70% tổng nợ xấu trong hệ thống tài chính tương đương với 2.000 đến 3.000 khoản nợ xấu, một con số khả thi với

năng lực xử lý của Danaharta trong thời gian 5 năm. Tháng 8 năm 1998, Luật Danaharta ra đời cho phép Danaharta mua lại tài sản của các tổ chức tài chính, bổ nhiệm lãnh đạo ở các tổ chức đang nợ và có quyền tịch biên những tài sản thế chấp.

Mơ hình XLNX của Ireland

Cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Cộng hòa Ireland vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 để lại số lượng lớn các khoản nợ xấu. Chính phủ Ireland đã thành lập Công ty mua bán nợ quốc gia (NAMA) năm 2009 nhằm lành mạnh hệ thống ngân hàng. Trong giai đoạn đầu, NAMA mua hoặc chuyển nhượng tài sản nợ trị giá 71 tỷ bảng Anh từ 850 khách nợ và hơn 11.000 khoản nợ được thế chấp bằng 16.000 cơng trình bất động sản bằng cách phát hành chứng khốn do Chính phủ bảo lãnh cho 5 đơn vị thành viên. NAMA có nhiệm vụ hoạt động nhằm đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho Nhà nước từ những tài sản mua được. Ở vào thời kỳ đầu, NAMA đã mua được 11.500 khoản vay nợ liên quan đến bất động sản từ 5 định chế trên và sau đó là xây dựng mối quan hệ sâu rộng với các khách nợ. Giai đoạn cuối cùng và lâu dài nhất là đề ra một loạt các cột mốc cắt giảm nợ nhằm hoàn tất việc chi trả đầy đủ nghĩa vụ của cả các khách nợ và các khoản vay của NAMA vào năm 2019.

Mơ hình XLNX của Australia

Australia là một quốc gia phát triển với GDP bình quân đầu người năm 2012 là 67.000 USD và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý thu, mua nợ. Australia đã giao hai cơ quan chịu trách nhiệm ban hành pháp luật và quản lý, giám sát thu, mua nợ xấu là Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (ACCC) và Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán (ASIC). ACCC chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh từ việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ phi tài chính. ASIC chịu trách nhiệm về thu, mua các khoản nợ phát sinh từ các dịch vụ tài chính.

Để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống, hai cơ quan này có trách nhiệm công khai các luật và quy định về thu, mua nợ, đồng thời tiếp nhận và xử lý những khiếu nại của các cơ quan mua nợ về việc không được cung cấp đầy đủ thông

tin liên quan tới khoản nợ. Đặc biệt, để giám sát hoạt động thu mua, khuyến khích việc đưa ra nhiều sáng kiến về thu, mua nợ xấu, năm 2008 hai cơ quan này còn cung cấp dịch vụ đường dây nóng để mọi người gọi điện, phán ánh các hành vi và vấn đề phát sinh trong quá trình thu mua nợ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)