.13 Đánh giá sự phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 73)

Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của các ước lượng 1 0.782 0.611 0.598 0.57009

Mơ hình có R2 = 0,611 cho thấy các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 61,1 % sự biến động của biến phụ thuộc hay 61,1% kết quả XLNX bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố kể trên. Kết quả này cho thấy 61,1% sự biến thiên của biến phụ thuộc do các biến độc lập là: AMC_NH, KH, MT, KTGS.

Kiểm định về độ tin cậy của mơ hình Bảng 2.14 Phân tích ANOVA Mơ hình Tổng các chênh lệch bình phương Bậc tự do Trung bình các chênh lệch bình phương F Mức ý nghĩa quan sát Hồi quy 50.277 4 12.557 38.637 0.000 Phần dư 48.1 148 0.325 Tổng 98.327 152

(Nguồn: phân tích số liệu khảo sát)

Với mơ hình được xây dựng, tiến hành kiểm định về mức ý nghĩa quan sát (sig.) nhằm thấy được mức độ phù hợp của mơ hình.

Đặt giả thuyết

H0 : β1= β2 =β3= β4 = 0 Khơng có mối quan hệ giữa hoạt động XLNX của SHAMC với các biến quan sát.

H1: β1= β2 =β3= β4 # 0 Có mối quan hệ giữa hoạt động XLNX của SHAMC với các biến quan sát.

Dựa vào kết quả được thực hiện trên phần mềm SPSS 20.0, ở bảng 2.14 cho thấy mức ý nghĩa quan sát (sig.) = 0,000. H0 bị bác bỏ, chấp nhận H1 tức là chấp nhận hoạt động XLNX của SHAMC với các biến quan sát, hay có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định trong mơ hình.

Kiểm định giả thuyết về các hệ số của mơ hình hồi quy mẫu

của mơ hình hồi quy mẫu.

Bảng 2.15 Hệ số của mơ hình hồi quy mẫu

Mơ hình

Hệ số khơng chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

t Mức quan sát ý nghĩa Beta Sai số chuẩn Beta

(Hằng số) 3.895 0.046 84,520 0.000 AMC_NH 0.399 0.046 0.496 8,619 0.000 KH 0.297 0.046 0.369 6,427 0.000 MT 0.358 0.046 0.0472 6,258 0.000 KTGS 0.283 0.046 0.351 6,113 0.000

(Nguồn: phân tích số liệu khảo sát)

Kiểm định β1

H0: β1 = 0 Khơng có sự ảnh hưởng giữa AMC_NH đến hoạt động XLNX của SHAMC.

H1: β1 # 0 Có sự ảnh hưởng giữa AMC_NH đến hoạt động XLNX của SHAMC.

Qua bảng 2.15, thấy rằng t = |8,619| > t1480 025 = 1,97 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1

nghĩa là AMC_NH có ảnh hưởng đến hoạt động XLNX của SHAMC. Tương tự với kiểm định của β2, β3, β4.Tất cả t có giá trị đều > t148

0, 025 = 1,97 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1 nghĩa là AMC_NH; KH; MT; KTGS đều có ảnh hưởng đến hoạt động XLNX của SHAMC. Ngoài ra, để đo lường đa cộng tuyến, độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) được xem xét, khi VIF >10 thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Với kết quả từ phụ lục 5, hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình khơng xảy ra.

Phƣơng trình hồi quy tuyến tính đƣợc thể hiện nhƣ sau

Tóm lược kết quả

Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả XLNX tại SHAMC, cụ thể là SHB trên địa bàn TP HCM với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0, kết quả khảo sát như sau

- Có 4 nhân tố tác động đến hiệu quả XLNX tại SHAMC, đó là nhân tố ngân hàng SHB và công ty SHAMC (AMC_NH); nhân tố khách hàng (KH); nhân tố môi trường (MT) và nhân tố kiểm tra giám sát (KTGS).

- Nhân tố ngân hàng SHB và cơng ty SHAMC (AMC_NH) có ảnh hưởng cùng chiều với mức độ tác động mạnh nhất đến hiệu quả XLNX (β=0,399). Ba nhóm nhân tố cịn lại là nhân tố khách hàng (KH); nhân tố môi trường (MT); nhân tố kiểm tra giám sát (KTGS) cũng tương quan cùng chiều nhưng với mức độ thấp hơn với hệ số tương quan lần lượt là 0,297; 0,358 và 0,283. Qua kết quả khảo sát, luận văn cũng phần nào giải thích được một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả XLNX tại SHAMC.

2.4.6 Kết luận

Qua khảo sát, tác giả tổng hợp được 4 nhân tố tác động đến hoạt động XLNX tại SHAMC. Phương trình hồi quy được viết lại

Y = 3,895 + 0,399 * AMC_NH + 0,297 * KH +0,358*MT + 0,283* KTGS

Nhân tố do ngân hàng SHB và cơng ty SHAMC có ảnh hưởng cùng chiều với mức độ lớn nhất đến hoạt động XLNX của SHAMC (hệ số 0,399); ba nhóm nhân tố cịn lại là môi trường, khách hàng và kiểm tra giám sát cũng có tương quan cùng chiều nhưng mức độ thấp hơn lần lượt là 0,358; 0,297 và 0,283.

2.5 Đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu tại SHAMC

Hoạt động XLNX ln được các NHTM nói chung và SHB nói riêng quan tâm hàng đầu trong q trình kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản thêm vào đó là các cơ chế tín dụng tràn lan, chưa thật sự lành mạnh và hiệu

quả… dẫn đến nhiều kết quả không khả quan cho các NHTM trong q trình phịng ngừa và XLNX. Thơng qua thực trạng XLNX của SHB và SHAMC trong thời gian từ 2010 – 2013 nhằm đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến tồn tại và hạn chế trong hoạt động XLNX của SHAMC.

2.5.1 Những kết quả đạt đƣợc

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động XLNX trong quá trình quản lý RRTD tại ngân hàng, SHB trong những năm qua có được những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là từ sau khi thành lập công ty SHAMC. Bên cạnh các hoạt động XLNX thông thường, SHB trong thời gian gần đây còn đẩy mạnh hiệu quả sử dụng SHAMC như một công cụ tiên tiến trong việc XLNX nhằm đẩy lùi tỷ lệ nợ xấu trong SHB đến mức thấp nhất và gia tăng lợi nhuận đến mức cao nhất cho phép.

Trích lập DPRR thay đổi sau khi bán nợ

Trong thời gian qua, ban lãnh đạo SHAMC đã có sự quan tâm đúng mức, kịp thời và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xử lý và phòng ngừa nợ xấu, từng bước đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Việc trích lập DPRR sau khi SHAMC bán nợ cho VAMC được quy định mỗi năm là 20%, giảm hơn khá nhiều so với việc trích lập 50% đến 100% như trước đây, đây cũng là một ưu thế cho SHB trong quá trình gia tăng nguồn vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận hoạt động ngân hàng.

Tiến hành chấm điểm tín dụng khách hàng

SHAMC thường xuyên cập nhật việc chấm điểm tín dụng khách hàng từ phía ngân hàng nhằm làm đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng như tái cơ cấu nợ cho SHAMC trong tương lai.

Phân bổ nguồn lực hợp lý

thuộc vào năng lực quản lý cũng như trình độ nhân viên, tránh trường hợp phân bổ nguồn lực thiếu tính khách quan và khoa học.

Tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trả nợ vay

Trong hoạt động XLNX, SHAMC luôn thực hiện các giải pháp hợp lý nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tháo gỡ những khó khăn, vượt qua được những vướng mắc phát sinh trong quá trình thu hồi nợ xấu, bên cạnh việc kiên quyết xử lý, khởi kiện ra tòa án với những trường hợp khách hàng khơng có thiện chí trả nợ.

Hoạt động XLNX tại SHAMC được chú trọng

Hoạt động XLNX tại SHAMC luôn được chú trọng trên cơ sở thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy trình cấp tín dụng được ban hành, thực hiện đúng nghị định 53/2013/NĐ – CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC. Bên cạnh đó, cơng ty cũng tiến hành tập huấn quy trình nghiệp vụ tín dụng cho nhân viên công nhân viên hàng tuần, hàng tháng. Bên cạnh đó, SHAMC ln ln tn thủ các vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động XLNX.

2.5.2 Những tồn tại, hạn chế

Trong thời gian qua hoạt động XLNX tại SHAMC đạt được một số thành công nhất định, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong kế hoạch tìm kiếm phương hướng XLNX tốt nhất nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Năng lực của SHB và SHAMC trong XLNX

Hệ thống kiểm sốt nợ có tính chun nghiệp chưa cao khi tiến hành phân loại các khoản nợ xấu, các loại tài sản làm đảm bảo của khoản nợ, bằng cách theo dõi về diễn biến tình hình và tiến độ thanh tốn nợ, số liệu nợ xấu của bên vay nhằm tìm ra giải pháp xử lý kịp thời để giải quyết tốt nhất các khoản nợ xấu.

Việc cho vay đảm bảo bằng quá nhiều bất động sản trong thời gian qua là nguyên nhân chính các khoản nợ xấu khó có thể thu hồi khi thị trường bất động sản ngày

càng đóng băng, việc ngân hàng tiến hành các bước để xử lý TSĐB cũng bị hạn chế do những quy định hiện hành. Ngồi ra, SHB chưa phân tích kỹ ngun nhân khách quan, chủ quan dẫn đến phát sinh các khoản nợ xấu nhằm tìm ra hướng xử lý thích hợp.

Việc phân bổ dự phịng phải trích cho trái phiếu VAMC trong thời gian 5 năm theo quy định là quá tầm so với SHB vì sau khi bán nợ cho VAMC, SHB phải trích lập dự phịng cho trái phiếu VAMC với số dư dự phịng lớn do khơng được khấu trừ giá trị TSĐB, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sáp nhập. Tuy việc trích lập DPRR giảm so với trước khi SHAMC bán nợ cho VAMC, nhưng khoản nợ xấu mà Habubank để lại cho SHB sau khi sáp nhập là con số quá lớn làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lên đến gần 9%. Chính vì gánh con số nợ chờ xử lý q lớn từ Vinashin đã đẩy dư nợ của SHB lên rất cao. Kế hoạch mua bán nợ xấu cho VAMC với số lượng lớn vẫn chưa được phê duyệt do hạn chế khách quan từ phía VAMC trong công tác mua nợ xấu từ các TCTD. Chính vì thế, ngân hàng ln đề ra mục tiêu tiếp tục bán thêm cho VAMC 1.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng do SHB chưa hoàn thiện hồ sơ theo quy định nên tiến trình bán nợ cho VAMC của SHB sẽ là một cuộc trường chinh.

Việc thành lập AMC có thể làm giảm sức cạnh tranh của các NHTM do lãi suất cho vay thực tế cao hơn nhiều so với mức lãi suất của những ngân hàng chưa thành lập AMC. SHAMC cũng như nhiều công ty quản lý nợ và quản lý tài sản của các ngân hàng khác ban đầu được lập ra với cơ cấu rộng lớn, tuy nhiên chủ yếu nhằm hợp thức hóa việc cho vay với lãi suất vượt trần của các ngân hàng. Khách hàng vay vốn từ NHTM thường phải có TSĐB, ngân hàng sẽ thu thêm phí thẩm định tài sản, phí quản lý TSĐB… thơng qua SHAMC tính phí bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số vốn vay và thu một lần.

Công tác kiểm tra, giám sát

Cơ quan địa phương và các ban ngành có liên quan hoạt động thiếu chặt chẽ, chưa thực sự cộng hưởng với SHAMC nhằm hỗ trợ công ty đến mức tốt nhất để tiến hành

xử lý các khoản nợ xấu chưa thể thu hồi được, nhằm tránh tình trạng lãng phí tài ngun. Việc theo dõi tiếp tục các khoản nợ xấu, rà soát các khoản nợ cũ của nhân viên quản lý còn sơ sài, thiếu trách nhiệm làm hạn chế hoạt động thu hồi nợ xấu về sau. Nhân viên chưa thực sự tranh thủ sự ủng hộ của Chính quyền địa phương, các ban ngành, cơ quan pháp luật và cơ quan chủ quản trong hoạt động xử lý TSĐB để thu hồi nợ.

Sự hợp tác của khách hàng

Song song với việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về lành mạnh hóa mơi trường tín dụng, nâng cao năng lực tài chính, q trình cổ phần hóa các DNNN nhằm phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới diễn ra quá chậm, làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tiến trình thu hồi nợ xấu do công nợ và vốn vay ngân hàng của các DNNN sau khi tiến hành cổ phần hóa ít được quan tâm. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn thiếu hợp tác nhằm hỗ trợ ngân hàng tìm ra biện pháp tốt nhất trong quá trình thu hồi nợ xấu.

Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý Việt Nam chưa hỗ trợ cho ngân hàng trong việc chủ động xử lý TSĐB mà khơng có sự can thiệp của tịa án, thực tế là khi có kiện tụng xảy ra để giải quyết thu hồi nợ hoặc giải quyết tài sản thế chấp của một vụ ít nhất mất thời gian 2 năm, đồng thời ngân hàng cũng khơng có quyền kiểm sốt được diễn biến của tình hình và tiến độ thực hiện trong tồn bộ q trình này chưa kể các chi phí mịn giày phát sinh trong q trình xử lý nợ. Bên cạnh đó, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm còn nhiều bất cập liên quan đến việc giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai ảnh hưởng đến hoạt động XLNX tại SHAMC.

2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Việc áp dụng mơ hình AMC để XLNX cho SHB trong những năm trở lại đây được xem là một bước tiến mạnh mẽ trong quá trình thu hồi nợ, tuy nhiên bên cạnh đó SHAMC cịn tồn tại nhiều khó khăn, ngun nhân là do

Cơng tác quản lý SHAMC và SHB

SHAMC trong thời gian qua đã tiến hành XLNX cho hệ thống SHB khá thành cơng, tuy nhiên hoạt động của SHAMC cịn tồn tại nhiều hạn chế cơ bản như chỉ nhận ủy thác TSĐB từ các chi nhánh trong hệ thống SHB để xử lý thu hồi nợ xấu, khơng mang tính chất hợp đồng kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, chính vì thế, trong tương lai gần mơ hình hoạt động AMC của SHB cần được nghiên cứu thêm theo hướng phát triển tích cực và bền vững nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các bên liên quan.

Hoạt động XLNX tại SHAMC là một lĩnh vực hoạt động tương đối mới mang tính chất đặc thù, hành lang pháp lý về XLNX còn tồn đọng nhiều bất cập, chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ nên các nhân viên SHAMC vừa phải làm việc vừa phải không ngừng nâng cao kiến thức mới cũng như cập nhật kip thời, nhanh chóng các quy định của NHNN để giải quyết những trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.

Nhân sự mới tuyển dụng cho SHAMC đa số còn trẻ, nhiều nhiệt huyết tuy nhiên kinh nghiệm làm việc còn chưa nhiều. Đặc biệt là do mạng lưới hệ thống SHB cịn ít cũng như số lượng nhân viên làm việc tại SHAMC chưa nhiều nên mơi trường làm việc tại nơi này ít cạnh tranh, thiếu động lực để tìm kiếm cơ hội cao hơn. Vì vậy, khi SHAMC phát triển mạnh trong thời gian tới cả về số lượng lẫn chất lượng đòi hỏi nhân viên phải được đào tạo chuyên sâu hơn về kiến thức chuyên môn cũng như khả năng nhận biết các dấu hiệu của nợ xấu.

Tài sản trước khi giao cho SHAMC xử lý tốn nhiều công đoạn và thời gian. Cụ thể là SHB cần phải có thời gian để chuẩn bị phát mãi tài sản do tài sản chưa có hồ sơ pháp lý hồn thiện. Chính vì thế, SHB cần phải tìm đối tác để cho thuê tài sản nhằm tận thu được nợ trong thời gian chờ hoàn thiện hồ sơ phát mãi, thế nhưng hệ quả là tốn kém chi phí đăng báo tìm đối tác, chi phí bảo vệ tài sản… Số thu nợ từ việc khai thác tài sản này thực tế mang lại hiệu quả không cao do nhiều nguyên nhân như: cho thuê tạm thời trong thời gian ngắn với mức giá thấp, tìm khách hàng thuê tài sản

trong thời gian ngắn cùng nhiều ràng buộc kèm theo đẩy SHB phải đưa ra chiến lược giá tốt nhất, việc nâng cấp tài sản để cho thuê không được quan tâm đúng mức do mục tiêu dài hạn là xử lý tài sản nhằm thu hồi nợ.

Quy trình phát mãi tài sản tốn nhiều thời gian. Nguyên nhân chính là do sự trầm lắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 73)