Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 59 - 60)

2.2 Thực trạng nợ xấu tại SHB

2.2.3 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại SHB

Nhìn chung trong thời gian trước khi Habubank sáp nhập vào SHB, tình hình nợ xấu tại SHB được kiểm sốt tương đối tốt, ln nằm trong giới hạn nợ xấu cho phép của NHNN. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm nhất là sau vụ sáp nhập của Habubank vào SHB trong năm 2012, tình hình nợ xấu của SHB thay đổi nhiều theo chiều hướng xấu, đặc biệt là nợ xấu tăng lên rất cao trong năm 2012 với con số tương đối là 8,16%. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh nợ xấu tại SHB trong những năm gần đây là do công tác thu hồi nợ còn yếu kém, thiếu chuyên nghiệp, nhân viên thiếu kinh nghiệm và thiếu sự quan tâm đến vấn đề thu hồi nợ sau khi cấp tín dụng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt trong thời kỳ kinh doanh khó khăn đã đẩy phần lớn nhân viên ngân hàng rơi vào tình trạng làm việc thiếu tính chuyên môn, đánh đổi giữa doanh số cho vay với khả năng thu hồi nợ từ nhóm khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro…Ngồi ra, thời điểm từ năm 2012, sau khi Habubank sáp nhập vào SHB mang

theo khoản nợ xấu khổng lồ từ Tập đoàn Vinashin và Bianfishco, làm cho tỷ lệ nợ xấu của SHB tăng lên đỉnh điểm. Việc giải quyết khoản nợ xấu của Habubank là một quá trình lâu dài, khi con số nợ xấu 3.998 tỷ đồng từ Vinashin không thể bán hết cho VAMC, trong đó gần 1.228 tỷ đồng đang chờ xử lý và 2.153 tỷ đồng nợ xấu đang được xếp vào số dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5.

Việc nợ xấu tăng đột biến trong năm 2012 tại SHB đã dẫn đến nhiều khó khăn cho SHB trong cơng tác thu hồi và XLNX. Sau khi sáp nhập Habubank vào SHB, SHB vừa phải tốn kém chi phí cho việc đổi mới trụ sở làm việc, chi phí quảng bá thương hiệu trên thị trường cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, bên cạnh đó SHB phải đương đầu với rất nhiều khó khăn khác như chi phí trích lập DPRR với những khoản nợ khổng lồ phát sinh từ Habubank, việc chuyển nợ xấu tại SHB cho SHAMC thực chất chỉ là thủ thuật kế toán khi thực tế SHAMC có q ít vốn để hoạt động hiệu quả. Vì vậy, SHB cần có những chiến lược lâu dài để làm trong sạch tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng nhằm hỗ trợ cho việc kinh doanh hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)